Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Bao vây Baghdad (1258)”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
n AlphamaEditor, General Fixes
nKhông có tóm lược sửa đổi
Dòng 27:
 
Húc Liệt Ngột bắt đầu chiến dịch tại Iran bằng một số cuộc tấn công các nhóm Nizari, trong đó có [[Hashshashin]]. Sau đó, ông hành quân đến Baghdad, yêu sách rằng Al-Musta'sim chấp thuận các điều khoản mà Mông Kha áp đặt cho Abbas. Mặc dù Abbas không chuẩn bị ứng phó với cuộc xâm chiếm, song Khlip tin rằng Baghdad có thể không thất thủ trước quân xâm chiếm và từ chối đầu hàng. Sau đó, Húc Liệt Ngột bao vây thành, kết quả là thành phải đầu hàng sau 12 ngày. Trong tuần sau đó, quân Mông Cổ cướp phá Baghdad, có nhiều hành động tàn bạo và phá hủy các thư viện đại quy mô của Abbas. Quân Mông Cổ hành quyết Al-Musta'sim và tàn sát nhiều cư dân trong thành, khiến dân số Baghdad giảm rất nhiều. Cuộc bao vây được cho là dánh dấu kết thúc Kỷ nguyên hoàng kim Hồi giáo, là thời kỳ mà các khalip khuếch trương quyền cai trị của họ từ [[bán đảo Iberia]] cho đến [[Sindh]], và có nhiều thành tựu về văn hóa.<ref>Matthew E. Falagas, Effie A. Zarkadoulia, George Samonis (2006). "Arab science in the golden age (750–1258 C.E.) and today", ''The FASEB Journal'' '''20''', pp. 1581–1586.</ref>
 
==Bối cảnh==
Baghdad là thủ đô của Đế quốc Abbas trong nhiều thế kỷ, các quân chủ của đế quốc Hồi giáo thứ ba này là hậu duệ của một người chú ruột mang tên [[‘Abbas ibn ‘Abd al-Muttalib|Abbas]] của [[Muhammad]]. Năm 751, dòng Abbas lật đổ [[Nhà Omeyyad|dòng Umayya]] và chuyển trị sở của Khalip (quân chủ) từ [[Damas]] đến Baghdad. Vào thời kỳ đỉnh cao, dân số thành phố đạt xấp xỉ một triệu, có một đạo quân 60.000 binh sĩ bảo vệ. Tuy nhiên, đến giữa thế kỷ 13, quyền lực của dòng Abbas suy thoái, các quân phiệt Turk và Mamluk thường nắm giữ nhiều quyền lực hơn các Khalip. Tuy vậy, thành phố vẫn duy trì ý nghĩa tượng trưng, và vẫn là một nơi giàu có và có văn hóa. Các Khalip bắt đầu kết minh với [[Đế quốc Mông Cổ]] đang bành trướng tại phía đông, và Khalip [[Al-Nasir|an-Nasir li-dini'llah]] (trị vì 1180–1225) có thể đã nố lực kết minh với Thành Cát Tư Hãn khi [[Muhammad II của Khwarezm]] đe dọa tấn công Abbas.<ref>Jack Weatherford ''Genghis Khan and the making of the modern world'', p.135</ref> Có tin đồn<ref>Jack Weatherford '' Genghis Khan and the making of the modern world'', p.136</ref> rằng một số tù nhân Thập tự quân bị biến thành cống phẩm cho đại hãn của Mông Cổ.
 
Theo ''[[Mông Cổ bí sử]]'', Thành Cát Tư Hãn và [[Oa Khoát Đài|Oa Khoát Đài Hãn]] ra lệnh cho tướng quân Xước Nhi Mã Hãn (Chormaqan) tấn công Baghdad.<ref>Sh.Gaadamba ''Mongoliin nuuts tovchoo (1990)'', p.233</ref> Năm 1236, Xước Nhi Mã Hãn lãnh đạo một đạo quân Mông Cổ tới [[Irbil]],<ref>Timothy May ''Chormaqan Noyan'', p.62</ref> đương thời nắm dưới quyền cai trị của Abbas. Các cuộc tấn công tiếp theo nhằm vào Irbil và các khu vực khác của đế quốc diễn ra gần như hàng năm.<ref>Al-Sa'idi,., op. cit., pp. 83, 84, from Ibn al-Fuwati</ref> Some raids were alleged to have reached Baghdad itself,<ref name="Mongol Empire p.2">C. P. Atwood ''Encyclopedia of Mongolia and the Mongol Empire'', p.2</ref> song các cuộc tấn công của người Mông Cổ không phải là luôn giành thắng lợi, khi quân Abbas đánh bại quân ngoại xâm vào năm 1238<ref>Spuler, op. cit., from Ibn al-'Athir, vol. 12, p. 272.</ref> và 1245.<ref>{{cite web|url=http://www.alhassanain.com/english/book/book/history_library/various_books/the_alleged_role_of_nasir_al_din_al_tusi_in_the_fall_of_baghdad/004.html|title=Mongol Plans for Expansion and Sack of Baghdad|work=alhassanain.com}}</ref>
 
Bất chấp các chiến thắng này, Đế quốc Abbas hy vọng đạt được thỏa thuận với người Mông Cổ và đến năm 1241 thì chấp thuận cống nạp hàng năm cho triều đình của đại hãn.<ref name="Mongol Empire p.2"/> Các sứ thần từ Abbas hiện diện tại lễ đăng cơ của [[Quý Do|Quý Do Hãn]] vào năm 1246<ref>Giovanni, da Pian del Carpine (translated by Erik Hildinger) ''The story of the Mongols whom we call the Tartars (1996)'', p. 108</ref> và của [[Mông Kha|Mông Kha Hãn]] vào năm 1251.<ref>http://depts.washington.edu/silkroad/lectures/wulec3.html</ref> Trong thời gian trị vì ngắn của mình, Quý Do Hãn nhất quyết yêu cầu Khalip [[Al-Musta'sim]] hoàn toàn quy phục trước quyền uy của Mông Cổ và đích thân đến [[Karakorum]]. Do Khalip từ chối và các kháng cự khác của Abbas, người Mông Cổ gia tăng các nỗ lực bành trướng quyền uy của mình.
 
==Tham khảo==
{{tham khảo}}