Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Mặt trận Đông Nam Bộ năm 1972”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
n chính tả, replaced: đuợc → được (4) using AWB
Dòng 24:
[[Tập tin:M48A3 Detonates Mine Vietnam.jpg|nhỏ|phải|256px|Xe tăng M48A3 bị mìn phá hủy]]
 
Đêm 6 tháng 4, Bộ tư lệnh B2 họp và đi đến quyết định đánh An Lộc ngay, chậm nhất ngày 9 tháng 4 phải triển khai tấn công mà không cần chuẩn bị đầy đủ để lợi dụng thế bị động, lúng túng của QLVNCH sau khi mất Lộc Ninh. (Biên bản cuộc họp tối 7 tháng 4 của Thường trực Bộ tư lệnh Miền gồm [[Phạm Hùng]], [[Hoàng Văn Thái]] và [[Hoàng Cầm (tướng)|Hoàng Cầm]]. Nhưng trong Bộ tư lệnh B2 lúc đó cũng có một số ý kiến táo bạo hơn, Tư lệnh chiến dịch [[Trần Văn Trà]] đề nghị bỏ qua qua An Lộc, đánh thẳng vào Chơn Thành; mất Chơn Thành, An Lộc sẽ tự tan rã. Tuy nhiên, ý kiến này không đuợcđược tập thể Đảng uỷ mặt trận chấp nhận do quá mạo hiểm.<ref name="hoangcam"/>
 
Cuối cùng, Bộ Tư lệnh B2 vẫn quyết định hướng đòn tấn công chính vào An Lộc với lực lượng chủ công là sư 9 và một bộ phận sư 5, có 2 trung đoàn pháo và 3 đại đội xe tăng (24 chiếc) tăng cường. Sư 7 không tham gia đánh An Lộc mà chuyển ngay toàn bộ chủ lực xuống phía Nam An Lộc với nhiệm vụ khoá chặt đường 13 trước khi các công trường 9 và 5 nổ súng. Vì phải hành quân bộ nên đến ngày 12 tháng 4, Trung đoàn 141 (sư đoàn 7) mới bố trí xong các chốt cặn ở Tàu Ô. Trung đoàn 209 trước đó vừa vận động chiến kìm chân Chiến đoàn 7 QLVNCH ở Phú Lỗ (Nam Lộc Ninh, Bắc An Lộc); vừa phải phục kích đánh vào sườn Chiến đoàn 52 QLVNCH ở Hồng Tâm. Đến ngày 9/4 mới giải quyết xong chiến trường thì đã nhận ngay nhiệm vụ vu hồi chiến dịch vào phía Nam Chơn Thành. Cũng đến ngày 12/4, Trung đoàn 165 với triển khai xong các lực lượng cơ động chặn đường 13 ở Ngọc Lầu. Sư đoàn 9 và một số đơn vị tăng cường cũng chưa tiếp cận được vị trí xuất phát tấn công. Kế hoạch triển khai tấn công An Lộc ngày 9/4 của QĐNDVN bị bỏ lỡ. Theo tướng Hoàng Cầm, thời cơ đến và đi đều rất nhanh.
Dòng 49:
Ngày 5 tháng 5, các đại diện Quân uỷ Trung ương, Quân uỷ Miền và Bộ tư lệnh B2 họp phân tích tình hình mặt trận. Các sư đoàn chủ lực của mặt trận đã bị căng ra 3 hướng. Lực lượng QLVNCH phòng thủ An Lộc đã được tăng cường, hình thành thế trận trong đánh ra, ngoài đánh vào. Quân đoàn III vẫn còn sư đoàn 18 nguyên vẹn đóng ở Thủ Dầu Một và nhiều thiết đoàn xe tăng chưa dùng đến. Lực lượng phòng không của QĐNDVN tại mặt trận quá mỏng, không đủ ngăn chặn các đợt di chuyển quân bằng đường không của QLVNCH. Nhận thấy thế bất ngờ không còn, tương quan lực lượng trên chiến trường nghiêng về phía đối phương, đại diện Trung ương cục [[Phạm Hùng]] và đại diện Quân uỷ Trung ương [[Hoàng Văn Thái]] bàn với tư lệnh [[Trần Văn Trà]] việc thay đổi chiến thuật. Không tấn công đánh chiếm mà bao vây An Lộc nhằm giam chân ở đây càng nhiều đơn vị của QLVNCH càng tốt. Tướng [[Hoàng Văn Thái]] cũng truyền đạt ý kiến của Bộ Chính trị về việc đưa sư đoàn 5 luồn xuống Đồng bằng Sông Cửu Long để kéo căng lực lượng QLVNCH ra đồng thời phá kế hoạch bình định của VNCH.<blockquote>''Tư lệnh [[Trần Văn Trà]] cho rằng ông muốn chấp hành ý kiến của hai vị đại diện cấp trên nhưng vẫn giữ ý kiến đánh chiếm An Lộc. Ông cho rằng trong đợt đầu, không phải đối phương mạnh mà do các đơn vị QĐNDVN phối hợp không tốt.'' </blockquote>Đến nay, họ đã dàn xong thế trận, An Lộc đã bị vây cả bốn hướng; cứ điểm (lâm thời) Đồi Gió có tác dụng chi phối thị xã đã bị sư đoàn 7 đánh chiếm; bên trong thị xã, sư đoàn 9 đã chiếm được 1/3 địa bàn phía Đông Bắc và Bắc. Cuối cùng, hai vị [[Phạm Hùng]] và [[Hoàng Văn Thái]] tạm thời đồng ý để Bộ tư lệnh B2 mở cuộc tấn công An Lộc đợt 2.
 
3h sáng ngày 11 tháng 5, F9 đuợcđược tăng cường trung đoàn 174 (sư đoàn 5), có 36 khẩu pháo, cối, 54 pháo và súng cao xạ các loại, 25 xe tăng mở cuộc tấn công lần 2 vào An Lộc từ hướng Tây. Các đơn vị của E174 đã không bám sát yểm hộ xe tăng, để cho 18 trong tổng số 25 chiếc tham chiến bị bắn cháy ngay ở đợt tấn công đầu tiên. Mặc dù vậy, chủ lực của F9 vẫn phát triển tấn công, giành giật với QLVNCH từng góc phố, từng ngôi nhà nhưng do không được yểm hộ bằng hoả lực của tăng đã mất sức chiến đấu rất nhanh. Ngày 15 tháng 5, F9 chiếm đuợcđược Ty Công chính, Ty Cảnh sát, Ty Chiêu hồi nhưng không còn lực lượng để phát triển.
 
Ở vòng ngoài, sư đoàn 21 QLVNCH điều các trung đoàn 31 và 32 phối hợp với trung đoàn 9 thiết giáp tấn công F7 QĐNDVN ở cụm chốt Tàu Ô - Xóm Ruộng. Ngày 12 tháng 5, [[Không quân Hoa Kỳ|Không lực Hoa Kỳ]] và Không lực VNCH xuất kích hơn 150 phi vụ, dùng bom khoan, bom phá đánh sập hầm hào của E165, tiểu đoàn 5 của trung đoàn này bị thương vong nặng. Chỉ huy sư đoàn phải điều E 209 lên thay thế. Bộ tư lệnh B2 đã không chiếm được An Lộc (Bình Long) ảnh hưởng đến sự phát triển tiếp theo của chiến dịch<ref name="hoangcam" />. Còn với F5, bộ Tư lệnh B2 chỉ để lại E174 và E6 vây An Lộc, điều trung đoàn 1 ra đánh vòng ngoài.
Dòng 59:
Trong tháng 5,[[Không quân Hoa Kỳ|Không lực Hoa Kỳ]] và không quân QLVNCH đã dùng 10 lần chiếc B-52, 7.500 phi vụ máy bay cường kích ném 39.500 tấn bom xuống các vị trí của QĐNDVN ở quanh An Lộc, đặc biệt tập trung ở cụm chốt Tàu Ô - Xóm Ruộng.
 
Đến ngày 15 tháng 6, Thường trực Quân uỷ miền quyết định điều F5 và rút 1/3 lực lượng binh chủng hợp thành khỏi mặt trận, điều xuống Đông Nam Bộ mở mặt trận khu 8. Tướng [[Hoàng Văn Thái (Đại tướng)|Hoàng Văn Thái]] đi theo để chỉ huy mặt trận này. Tướng [[Hoàng Cầm(tướng)|Hoàng Cầm]] được chỉ định làm tư lệnh kiêm chính uỷ mặt trận chính, đại tá [[Trần Văn Phác]] làm Phó chính uỷ. Các tướng [[Trần Văn Trà]], [[Trần Độ]] được điều về Sở chỉ huy miền. Thượng tá Đàm Văn Nguỵ thay cho [[Bùi Thanh Vân|Út Liêm]] làm sư đoàn trưởng F7, còn Út Liêm về lại F5. Một số trung đoàn QĐNDVN cũng đuợcđược đổi phiên hiệu: trung đoàn 141 đổi thành trung đoàn 14, trung đoàn 165 đổi thành trung đoàn 12.
 
Ngày 22 tháng 6, Sư đoàn bộ binh 18 do Đại tá [[Lê Minh Đảo]] chỉ huy được lệnh đổ bộ bằng trực thăng xuống An Lộc thay thế Sư đoàn 5 của đại tá Hưng phải rút ra do thương vong quá lớn. Với lực lượng mới, trung đoàn 43 (sư đoàn 18), trung đoàn 52 (sư đoàn 5) và liên đoàn 5 biệt động quân được giao nhiệm vụ tấn công sân bay Quản Lợi (phía Đông An Lộc) đang nằm trong tay trung đoàn 3 (sư đoàn 9 QĐNDVN). Phải đến ngày 4 tháng 9, sư đoàn 18 mới chiếm được sân bay. Các tiểu đoàn 2 và 3 (trung đoàn 43) và tiểu đoàn 30 (liên đoàn 5 biệt động quân) bị thiệt hại lớn về người.