Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Triết học Marx-Lenin”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Không có tóm lược sửa đổi
n viết hoa, replaced: Hêghen → Hegel (5)
Dòng 6:
Triết học Marx-Lenin là một trong ba bộ phận cấu thành của Chủ nghĩa [[Mác]] – [[Vladimir Ilyich Lenin|Lênin]]; đầu tiên là Triết học Mác, do Mác và Enghen sáng lập ra, được Lênin và các nhà mácxít khác phát triển thêm. Triết học Mác ra đời vào những năm 40 thế kỉ 19 và được phát triển gắn chặt với những thành tựu khoa học và thực tiễn trong phong trào cách mạng công nhân. Sự ra đời của Triết học Mác là một cuộc cách mạng thực sự trong lịch sử tư tưởng loài người, trong lịch sử triết học. Nhưng cuộc cách mạng ấy bao hàm tính kế thừa, tiếp thu tất cả những nhân tố tiên tiến và tiến bộ mà lịch sử tư tưởng loài người đã để lại.
 
Triết học Mác là triết học duy vật. Nhưng các nhà sáng lập của triết học đó không dừng lại ở chủ nghĩa duy vật của thế kỉ 18 mà những thiếu sót chủ yếu nhất của nó là máy móc, siêu hình và duy tâm khi xem xét các hiện tượng xã hội. Các ông đã khắc phục những thiếu sót ấy, đưa triết học tiến lên một bước phát triển mới bằng cách tiếp thu một cách có phê phán những thành quả của triết học cổ điển Đức, nhất là phép biện chứng trong hệ thống triết học của [[Georg Wilhelm Friedrich Hegel|HêghenHegel]]. Tuy nhiên, phép biện chứng của HêghenHegel là phép biện chứng duy tâm, vì vậy, các nhà sáng lập Triết học Mác đã cải tạo nó, đặt nó trên lập trường duy vật. Chính trong quá trình cải tạo phép biện chứng duy tâm của HêghenHegel và phát triển tiếp tục chủ nghĩa duy vật cũ, trên cơ sở khái quát hoá những thành tựu của khoa học tự nhiên và thực tiễn cho đến giữa thế kỉ 19, Mác và Enghen đã tạo ra triết học của mình.
 
Triết học ấy sau này đã được Lênin phát triển thêm và trở thành Triết học Mác - Lênin. Triết học Mác - Lênin là triết học duy vật biện chứng triệt để. Lênin hy vọng khắc phục được những thiếu sót của chủ nghĩa duy vật trước Mác. Trong Triết học Mác - Lênin, các quan điểm duy vật về tự nhiên và về xã hội, các nguyên lí của chủ nghĩa duy vật và phép biện chứng gắn bó hết sức chặt chẽ với nhau thành một hệ thống lí luận thống nhất.
Dòng 16:
: Như vậy trong quan hệ giữa vật chất và ý thức, vật chất là cái thứ nhất, cái quyết định và tồn tại độc lập với ý thức, còn ý thức là cái thứ hai, cái có sau. Tuy nhiên khác với chủ nghĩa duy vật trước Mác, Triết học Mác - Lênin, một mặt khẳng định sự phụ thuộc vào vật chất, coi ý thức là sự phản ánh thế giới vật chất, mặt khác lại thừa nhận tác dụng tích cực trở lại của ý thức đối với vật chất. Thông qua hoạt động của con người, ý thức có thể đẩy nhanh hoặc kìm hãm sự phát triển của thế giới vật chất ấy.
 
* Thứ hai, các nguyên lí của phép biện chứng trong hệ thống triết học HêghenHegel đã được cải tạo và xây dựng lại trên lập trường duy vật. Theo các nguyên lí đó:
# Theo định nghĩa của Lenin, vật chất là một phạm trù triết học dùng để chỉ thực tại khách quan được đem lại cho con người trong cảm giác, được cảm giác của con người chép lại, chụp lại, phản ánh và nó tồn tại không lệ thuộc vào cảm giác. Mỗi kết cấu vật chất có muôn vàn mối liên hệ qua lại với các sự vật, hiện tượng, quá trình khác của hiện thực.
# Tất cả các sự vật cũng như sự phản ánh của chúng trong óc con người đều ở trong trạng thái biến đổi phát triển không ngừng. Nguồn gốc của sự phát triển đó là sự đấu tranh giữa các mặt đối lập ở ngay trong lòng sự vật. Phương thức của sự phát triển đó là sự chuyển hoá những biến đổi về lượng thành những biến đổi về chất và ngược lại. Còn chiều hướng của sự phát triển này là sự vận động tiến lên theo đường xoáy trôn ốc chứ không phải theo đường thẳng.
Dòng 37:
Theo đó "trong thế giới không có gì khác ngoài vật chất đang vận động, và vật chất đang vận động không thể vận động như thế nào khác ngoài vận động trong không gian và [[thời gian]]". Còn ý thức chỉ là sản phẩm của bộ óc con người và là sự phản ánh tự giác, tích cực các sự vật, hiện tượng và quá trình hiện thực của thế giới vật chất, là hình ảnh chủ quan của thế giới khách quan. Như vậy trong quan hệ giữa vật chất và ý thức, vật chất là cái thứ nhất, cái quyết định và tồn tại độc lập với ý thức, còn ý thức là cái thứ hai, cái có sau. Tuy vậy, ý thức có thể đẩy nhanh hoặc kìm hãm sự phát triển của thế giới vật chất ấy.
 
Các nguyên lí của phép biện chứng trong hệ thống triết học [[Georg Wilhelm Friedrich Hegel|HêghenHegel]] đã được cải tạo và xây dựng lại trên lập trường duy vật. Theo các nguyên lí đó:
* Mỗi kết cấu vật chất có muôn vàn mối liên hệ qua lại với các sự vật, hiện tượng, quá trình khác của hiện thực. Trong hàng loạt quy luật về mối quan hệ qua lại biện chứng giữa cái chung và cái riêng, nguyên nhân và kết quả, tất nhiên và ngẫu nhiên, nội dung và hình thức, bản chất và hiện tượng, khả năng và hiện thực.
* Tất cả các sự vật cũng như sự phản ánh của chúng trong óc con người đều ở trong trạng thái biến đổi phát triển không ngừng. nguồn gốc của sự phát triển đó là sự đấu tranh giữa các mặt đối lập ở ngay trong lòng sự vật. Phương thức của sự phát triển đó là sự chuyển hoá những biến đổi về lượng thành những biến đổi về chất và ngược lại. Còn chiều hướng của sự phát triển này là sự vận động tiến lên theo đường xoáy trôn ốc chứ không phải theo đường thẳng. Nội dung của hai nguyên lí trên đây được thể hiện trong 3 quy luật cơ bản của phép biện chứng duy vật (quy luật thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập, quy luật về sự chuyển hoá những biến đổi về lượng thành những biến đổi về chất và ngược lại, quy luật phủ định cái phủ định).