Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Tấn công "vạn tuế"”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Tạo với bản dịch của trang “Banzai charge
 
Dòng 12:
<div>Trong suốt thời gian chiến tranh, chính quyền quân phiệt Nhật đã tuyên truyền tư tưởng "quyết tâm cảm tử" bằng những cuộc tấn công tự sát, dùng võ sĩ đạo làm nền móng cho chiến dịch, xem hi sinh như nghĩa vụ đối với Thiên hoàng và đất nước. Cho đến cuối năm 1944, Nhật hoàng phát động "Nhất tỷ ngọc toái" (一億玉砕 ''ichioku gokusai'') để đáp trả quân Đồng minh đến tháng 8 năm 1945.</div>
 
<div>Trong cuộc xâm lược Trung Quốc, chiến lược "vạn tuế" tỏ ra vô cùng hiệu quả vì quân đội Trung Quốc lúc đó chưa được đào tạo chuyên sâu và thiếu kỉ luật, lại thêm phần bị bất ngờ bởi chiến lược chớp nhoáng và đánh liều này. Nhưng chiến lược này đã bị hạ gục bởi hỏa lực cực mạnh của quân đôiđội Hoa Kì.</div>
 
<div>Trong cuộc đổ bộ của Mĩ vào đảo Makin Atoll, vào ngày 17 tháng 8 năm 1942, thủy quân lục chiến Hoa Kì đã phát hiện và bắn hạ lính súng máy của Nhật. Ngay sau đó, quân Nhật đã thực hiện chiến lược "vạn tuế" hòng gây bất ngờ cho lính Mĩ. Nhưng hỏa lực của Mĩ vẫn mạnh hơn với súng trường M1 Garand, súng tiểu liên Thompsons và súng BARs. Hàng chục người lính Nhật chết như ngả rạ sau sự đáp trả ác liệt của lính Mĩ. Do vậy, dù quân Nhật đã tiến hành nhiều hơn những cuộc tấn công cảm tử, họ vẫn không thành công.</div><br>
<ref>{{cite book |
|url = http://books.google.com/books?id=M9P7aljVMe8C&pg=PA90&dq=banzai+charge+semi-automatic+rifle&hl=en&sa=X&ei=rKQtUcffEqfYigL0xoGYDw&ved=0CDoQ6AEwAg#v=onepage&q=banzai%20charge%20semi-automatic%20rifle&f=false|title = Hard Corps: Legends of the Marine Corps|author = U.S. Marine Corps Andrew A. Bufalo|date = November 10, 2004|publisher = S&B Publishing|isbn = 9780974579351|accessdate = 26 February 2013}}</ref>
 
<div>Đặc biệt hơn, trong chiến dịch Guadalcanal, vào ngày 21 tháng 8 năm 1942, Đại tá Lục quân Kiyonao Ichiki dẫn 800 lính Nhật tập kích thẳng vào phòng tuyến của Mĩ đang phòng thủ tại sân bay Henderson trong trận Tenaru. Sau khi tiếp cận địch từ trong rừng sâu, quân của Ichiki đã sử dụng chiến lược "vạn tuế" nhắm thẳng vào phòng tuyến quân Mĩ. Dù vậy, do đã chuẩn bị trước, Mĩ đã chiếm thế và giết chết hàng trăm lính Nhật tại trận và bản thân Ichiki cũng phải tự sát.</div><ref>{{cite web|title = The Battle of Guadalcanal|url = http://www.historylearningsite.co.uk/battle_of_guadalcanal.htm|work = History Learning Site|publisher = HistoryLearningSite.co.uk|accessdate = 13 June 2012|author = Staff|year = 2000–2012}}</ref>
 
<div>Cuộc tấn công kiểu "vạn tuế" lớn nhất phải nói đến trận Saipan vào năm 1944. Con số lính Nhật tử trận lên đến gần 4300, Tiểu đoàn bộ binh số 1 và 2, sư đoàn Bộ binh số 105 của Hoa Kì bị tiêu diệt gần hết với số lính tử trận lên đến 605 người.</div><ref>Harold Goldberg, ''D-Day in the Pacific: The Battle of Saipan'', Indiana University Press, 2007. pp. 167–194</ref>
 
<div>Chiến lược vạn tuế thường được dùng trong trường hợp những người lính còn sống sau cuộc đụng độ với lính Đồng minh, như một lựa chọn liều mạng thay vì phải đầu hàng.</div>