Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Lý Sư Đạo”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Không có tóm lược sửa đổi
Không có tóm lược sửa đổi
Dòng 1:
'''Lý Sư Đạo''' ([[chữ Hán]]: 李師道, ? - [[8 tháng 3]] năm [[819]]<ref>[http://www.sinica.edu.tw/ftms-bin/kiwi1/luso.sh?lstype=2&dyna=%AD%F0&king=%BE%CB%A9v&reign=%A4%B8%A9M&yy=14&ycanzi=&mm=2&dd=&dcanzi=%A4%FE%A8%B0 Academia Sinica - Chuyển hoán Trung Tây 2000 năm]</ref><ref name="TTTG241">''[[Tư trị thông giám]]'', [[:zh:s:s:資治通鑑/卷241|quyển 241]]</ref>) là Tiết độ sứ Bình Lư(平盧, có trụ sở ở hiện đại Thái An, Sơn Đông) trong một de facto cách độc lập <ref>Trị sở nay thuộc [[Thái An]], [[Sơn Đông]], [[Trung Quốc]]</ref> dưới thời [[nhà Đường]] trong [[lịch sử Trung Quốc]]. Ông kế nhiệm người anh trai của mình là [[Lý Sư Cổ]], cai trị Bình Lư một cách độc lập với triều đình Đường, tham gia hỗ trợ các trấn tạo phản trong giai đoạn [[806]] - [[817]]. Khi Tiết độ sứ Chương Nghĩa<ref>Trị sở nay thuộc [[Trú Mã Điếm]], [[Hà Nam]], [[Trung Quốc]]</ref> [[Ngô Nguyên Tế]] bị tiêu diệt, ông xin cắt đất 3 châu để tránh sự thảo phạt của [[nhà Đường]], nhưng cuối cùng nuốt lời, vì thế [[Đường Hiến Tông]] cử quân thảo phạt Bình Lư. Năm [[819]], Lý Sư Đạo bị tướng dưới quyền [[Lưu Ngộ]] giết chết để đầu hàng triều đình.
 
== Thân thế và cuộc sống ban đầu ==
Dòng 29:
Cuối năm [[815]], Lý Sư Đạo cử 9000 quân tấn công Từ châu<ref>[[Từ Châu]], [[Giang Tô]], [[Trung Quốc]] hiện nay</ref>, trị sở của trấn Vũ Ninh để đánh lạc hướng tấn công của quân trung ương. Tuy nhiên tướng Đường là [[Vương Trí Hưng]] đã đánh tan cuộc tấn công của quân Tề, giết được 2000 người, bắt 4000 con ngựa. Đến mùa thu năm [[816]], hai tướng [[Lý Quang Nhan]] và [[Ô Trọng Dận]] chiếm được Lăng Vân Sách của Chương Nghĩa<ref>[[Tháp Hà]], [[Hà Nam]], [[Trung Quốc]] hiện nay</ref>, sắp sửa đánh vào Thái châu. Lý Sư Đạo thấy tình cảnh đó rất lo sợ nên viết thư lên triều đình với lời lẽ thành khẩn. Do triều đình không còn binh lực trong tay nên đành phải phong cho ông làm Tư không<ref name="TTTG239" />.
 
Lý Sư Đạo hôn dung và ngu ngốc, nên chính sự bị bọn tì tướng chiếm hết. Ông gần gũi với bọn [[Lý Văn Hội]] và [[Lý Anh]]. Nhiều vị quan trong trấn như Cao Mục, Quách 昈, Lý Công Độ... khuyên ông không nên chống lại vương sư, liền bị bọn Văn Hội gièm pha, kết quả là Sư Đạo giết Cao và giam cầm Quách<ref name="TTTG240">''[[Tư trị thông giám]]'', [[:zh:s:s:資治通鑑/卷240|quyển 240]]</ref>. Trong khi đó tình hình Chương Nghĩa rất nguy kịch, Lý Sư Đạo sai sứ giả [[Lưu Yến Bình]] đến Thái châu gặp [[Ngô Nguyên Tế]] bàn kế sách. Yến Bình phải lẩn tránh lực lượng triều đình rất vất vả mới đến được đất Sở. Khi vào yết kiến [[Ngô Nguyên Tế]], Bình được tặng rất nhiều quà quý. Khi trở về Bình Lư, Yến Bình báo với Lý Sư Đạo rằng [[Ngô Nguyên Tế]] hôn ám, dù đang bị tấn công nhưng lại suốt ngày đá cầu và chè chén với bọn thê thiếp nữ tì, không hề quan tâm đến chánh sự; còn dự báo rằng họ Ngô không bao lâu nữa sẽ diệt vong. Những lời nói này không vừa ý của Sư Đạo nên Sư Đạo tìm cách vu oan Yến Bình rồi giết chết ông ta<ref name="TTTG240" />. Sử gia [[Hồ Tam Tỉnh]] đời [[nhà Nguyên]] có đánh giá về việc này như sau
:''Một người có khả năng quan sát tỉ mỉ như Lưu Yến Bình hiển nhiên là có trí tuệ và kiến thức uyên thâm. Lý Sư Đạo đáng lẽ phải biết trọng dụng và đặt niềm tin vào ông thì mới có thể tự cứu được mình, đằng này lại vì chướng tai mà giết đi; thì tất nhiên ngày diệt vong của họ Lý cũng không còn xa nữa.''<ref>[[Bo YangDương]] Edition củaof Zizhi Tongjian , vol. 58 [817].</ref>
 
== Chống lại triều đình ==
 
{{Đang viết}}
Cuối năm [[817]], quân Đường do [[Lý Tố]] chỉ huy tiến vào Thái châu - trị sở của Chương Nghĩa quân, bắt sống và xử tử [[Ngô Nguyên Tế]]. Tin tức này lan đi khắp nơi, khiến Lý Sư Đạo và [[Vương Thừa Tông]] sợ hãi. Vương Thừa Tông dâng biểu lên triều đình xin dâng nộp hai châu Đức, Lệ và gửi hai con là Tri Cảm, Tri Tín vào triều làm con tin để tỏ ý quy thuận, triều đình [[nhà Đường]] chấp thuận. Trong khi đó ở Tri Thanh, Sư Đạo chiếm giữ khu vực [[Tề (nước)|Tề]]-[[Lỗ (nước)|Lỗ]] gồm 12 châu là Tri, Thanh, Tề, Hải, Đăng, Lai, Nghi, Mật, Tào, Bộc, Duyện, Vận; [[Lý Công Độ]] và [[Lý Anh Đàm]] khuyên Sư Đạo cắt ba châu Nghi<ref>[[Lâm Nghi]], [[Sơn Đông]], [[Trung Quốc]] hiện nay</ref>, Mật và Hải<ref>[[Liên Vân Cảng]], [[Giang Tô]], [[Trung Quốc]] hiện nay</ref> cho triều đình và gửi con là [[Lý Hoằng Phương]] vào triều làm túc vệ<ref>''[[Tân Đường thư]]'', [http://www.sidneyluo.net/a/a17/213.htm quyển 213]</ref>, Sư Đạo ban đầu đồng tình. Vua Hiến Tông chấp thuận đề nghị này và cử [[Lý Tốn]] đến Bình Lư để thủ dụ Lý Sư Đạo<ref name="TTTG240" />.
 
Tuy nhiên trong lúc này, Lý Sư Đạo chỉ bàn việc cơ mật với vợ là Ngụy thị cùng bọn [[Hồ Duy Kham]], [[Vương Tự Ôn]], [[Dương Tái Thăng]] cùng thị thiếp Nguyên thị. Ngụy phu nhân không muốn đưa Lý Hoằng Phương đến Trường An nên nói với Sư Đạo rằng nếu cắt ba châu thì thế lực của Bình Lư sẽ suy yếu đi rất nhiều, lúc đó nếu triều đình sẽ tấn công nữa thì cắt đất có được gì? Nhưng nếu không nộp đất thì quân triều đình sẽ tấn công Bình Lư, lúc đó cứ chiến đấu hết sức, nếu không đánh được thì mới tính lại chuyện dâng đất. Lý Sư Đạo nghe theo lời đó, và còn dự định giết Lý Công Độ. Tuy nhiên do sự cầu xin của [[Giả Trực Ngôn]] nên Sư Đạo chỉ nhốt Công Độ vào ngục nhưng vẫn giết Lý Anh Đàm.
 
Khi [[Lý Tốn]] đến Bình Lư, Sư Đạo thoái thác việc nạp đất nhưng hứa gửi con tin. Lý Tốn cũng đoán biết được Sư Đạo không thực tâm, nên khi về kinh đã khuyên Hiến Tông phải dùng biện pháp mạnh. Ngay lúc đó Sư Đạo gửi biểu lên triều đình, nói rằng quân sĩ trong trấn bức ép ông không được dâng đất và gửi con tin. Hiến Tông được tin, vô cùng tức giận, hạ chiếu tước quan tước của Lý Sư Đạo, tập hợp binh ở các trấn Tuyên Vũ<ref>Trị sở nay thuộc [[Khai Phong]], [[Hà Nam]], [[Trung Quốc]]</ref>, Ngụy Bác, Nghĩa Thành<ref>Trị sở nay thuộc [[An Dương]], [[Hà Nam]], [[Trung Quốc]]</ref>, Vũ Ninh, Hoành Hải<ref>Trị sở nay thuộc [[Thương Châu]], [[Hà Bắc]], [[Trung Quốc]]</ref> cùng tấn công Bình Lư. Ban đầu lực lượng triều đình gặp một số trở ngại và bị đánh bại nhiều trận, nhưng đến mùa đông năm [[818]], khi Tiết độ sứ Ngụy Bác [[Điền Hoành Chánh]] cho quân vượt Hoàng Hà và áp sát Vận châu thì quyền chủ động trên chiến trường đã rơi vào tay liên quân. Tin thất bại lũ lượt bay về Vận châu, nhưng Lý Sư Đạo đều không muốn nghe. Tiết độ sứ Vũ Ninh [[Lý Tố]] chiếm được Kim Hương<ref>[[Tế Ninh]], [[Sơn Đông]], [[Trung Quốc]] hiện nay</ref>, các tướng sĩ dưới quyền không ai dám thông báo việc này cho Sư Đạo vì sợ bị giết, cho nên Sư Đạo đến lúc chết vẫn không biết là Kim Hương đã mất. Binh sĩ trong trấn cho rằng thất bại ngày hôm nay là do [[Lý Văn Hội]] mà ra, nên Sư Đạo đuổi Văn Hội ra khỏi phủ.
 
== Bị phản bội và qua đời ==
 
Đầu năm [[819]], quân Bình Lư liên tiếp thất bại ở Khảo Thành, Ngư Thai, Đông A, Dương Cố, Đông Hải, ... tổn hại hơn 10.000 người; hai châu Hải, Nghi sắp mất. Sư Đạo được tin, cho phòng bị kĩ càng ở Vận châu, bắt dân chúng đi lính xây thành và phục dịch khiến nhiều người oán hận. Khi đó Đô tri binh mã sử [[Lưu Ngộ]] nắm quyền chỉ huy phần lớn quân Bình Lư đối đầu với triều đình, có hơn 10.000 người đóng ở Dương Cốc<ref>[[Liêu Thành]], [[Sơn Đông]], [[Trung Quốc]] hiện nay</ref>. Lưu Ngộ khoan dung, nhân ái với các binh sĩ nên được họ ủng hộ gọi là Lưu phụ. Tuy nhiên khi lực lượng của [[Điền Hoằng Chánh]] vượt sông, [[Lưu Ngộ]] không có phòng bị nên bị đánh bại. Có kẻ tả hữu gièm pha với Sư Đạo rằng Lưu Ngộ không tu quân pháp mà lo lấy lòng người, sợ sau này sinh biến. Do đó Sư Đạo triệu [[Lưu Ngộ]] về Vận châu, có ý giết đi. Tuy nhiên có kẻ khác nói rằng trong tình thế như vậy mà giết tướng bên ngoài sẽ khiến quân tình hoang mang, nên Lý Sư Đạo bỏ ý định này, sau một tuần giam giữ đã thả cho Lưu Ngộ trở về và còn ban thưởng hậu hĩnh cho ông ta. Con trai Lưu Ngộ là [[Lưu Tòng Gián]] hiện làm túc vệ cho Lý Sư Đạo, thường chơi thân với bọn tùy tùng, do đó biết được ý định của Sư Đạo và thông báo cho phụ thân. Từ đó Lưu Ngộ bắt đầu có ý đề phòng Sư Đạo<ref name="TTTG241" />.
 
[[Lưu Ngộ]] trở về Dương Cốc, bắt đầu bố trí phòng bị. Lúc này Sư Đạo lại muốn giết [[Lưu Ngộ]] nữa, nên vào ngày [[7 tháng 3]] năm [[819]] đã sai hai sứ giả đến quân doanh, gặp Hành doanh binh mã phó sứ [[Trương Xiêm]] dặn ông này lấy thủ cấp của Lưu Ngộ rồi trở về phục mệnh, hứa sẽ cho thống lĩnh quân của Lưu Ngộ. Tuy nhiên Trương Xiêm vốn thân thiết với [[Lưu Ngộ]], đã thông báo việc này cho Ngộ. Ngộ sau khi biết được tin liền cho bắt hai sứ giả rồi giết đi. Vào đêm hôm đó, Lưu Ngộ triệu tập quân sĩ đến, khóc mà nói rằng Sư Đạo muốn giết mình và nói rõ ý định bí mật đánh vào Vận châu, giết Sư Đạo rồi sau đó đầu hàng triều đình [[nhà Đường]]. Binh mã sử Triệu Thùy Cức tỏ ra do dự, Ngộ bèn sai giết đi; lại giết những ai có ý chần chừ, được hơn 30 người đều phơi thây ở trướng tiền. Bọn tướng còn lại biết nói gì nữa ngoài việc tuân mệnh.
 
Lập tức hành quân ngay trong đêm, không dùng đèn đuốc, đi trong tĩnh lặng, gặp người đi đường thì bắt giữ. do đó không ai biết được. Sáng sớm ngày [[8 tháng 3]], quân của Lưu Ngộ tiến đến trước thành Vận châu, nói rằng phụng mệnh vào thành. Bọn quân giữ thành không đồng ý cho vào, [[Lưu Ngộ]] vẫn phá cửa mà vào, quân giữ thành đầu hàng. Bấy giờ Tử Thành đã mở, còn Nha Thành vẫn cố thủ; Lưu Ngộ cho phóng hỏa rồi nhân lúc hoảng loạn phá cửa mà tiến vào. Nha binh chỉ còn hơn trăm người, không thể chống lại lực lượng [[Lưu Ngộ]]. Sư Đạo cùng hai con trốn dưới gầm giường, quân của [[Lưu Ngộ]] phát hiện ra được. Ngộ có ý để cho Sư Đạo tự tận, nên sai người đến nhắn rằng
:''Ngộ phụng chiếu áp giải Tư không đến triều, nhưng Tư không còn mặt mũi nào mà gặp thiên tử nữa đây''<ref name="TTTG241" />.
 
Sư Đạo vẫn muốn gặp Lưu Ngộ, con là Hoằng Phương biết là không thể thoát chết nên nói
:''Sự việc đã thế này, chết nhanh nhiều khi lại hơn''.
 
Sau đó ba cha con Lý Sư Đạo đều bị Lưu Ngộ cho chém đầu. Ngộ sai quân tuần tra các phố, nghiêm cấm cướp bóc, rồi triệu tập quân dân đến cầu tràng mà úy dụ, tình hình nhanh chóng yên ổn trở lại. Lại xử tử bọn đồng mưu với Sư Đạo hơn 10 nhà; sau đó giao thủ cấp ba cha con Sư Đạo cho [[Điền Hoằng Chánh]]. Xác của Sư Đạo ban đầu không ai dám lượm lấy để an táng, mãi về sau có Sĩ Anh Tú đứng ra làm việc đó. Vua Hiến Tông hạ chiếu chia Bình Lư thành ba phần: ba châu Vận, Tào, Bộc giao cho [[Mã Tổng]]; năm châu Tri, Thanh, Tề, Đăng, Lai vẫn gọi là trấn Bình Lư, giao cho [[Tiết Bình]], 4 châu Nghi, Hải, Duyện, Mật giao cho [[Vương Toại]]. Lại bắt Ngụy phu nhân và con út của Sư Đạo làm phục dịch trong cung<ref>Ngụy thị được tha vì nhận liều là con cháu của [[Ngụy Trưng]] và trước đó từng thông gian với [[Lưu Ngộ]]</ref>, anh em họ của Sư Đạo đều bị lưu đày<ref name="CDT124" />. [[Mã Tổng]] cho an táng Lý Sư Đạo theo lễ văn nhân. Gia tộc họ Lý cai trị đất Tề-Lỗ từ năm [[766]] đến [[819]], tổng cộng 53 năm. 12 châu Tri, Thanh được bình định, trở về với [[nhà Đường]].
 
== Tham khảo ==
*[[Cựu Đường thư]]
Hàng 46 ⟶ 65:
|trước= [[Lý Sư Cổ]]
|năm=[[806]]-[[819]]|
|sau=[[Tiết TổngBình]]}}
{{end box}}