Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Nho giáo”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Tomorono (thảo luận | đóng góp)
Tomorono (thảo luận | đóng góp)
Dòng 366:
Câu châm ngôn ''"Tiên Học Lễ, Hậu Học Văn"'' đã ghi khắc sâu đậm vào [[dân tộc Việt Nam]] suốt hàng ngàn năm, chữ "Lễ" luôn nhắc nhở người dân rằng phải học lễ độ, thân ái, hòa thuận với mọi người, tôn trọng trật tự, lễ kính với người già và phải có trên dưới rõ ràng. Còn chữ "Văn" nhắc nhở con người phải học hành để thành người tài đức. Câu này được phổ biến ở khắp các trường học tại Việt Nam.
 
Tuy nhiên Nho giáo Việt Nam còn có những mặt hạn chế. Về nội dung học tập, Nho giáo chỉ nói đến "trí dục" và "đức dục" mà không xét đến mặt "thể dục" là mặt cũng rất cần cho sự phát triển toàn diện con người. Những kiến thức về giới tự nhiên và về sản xuất vật chất không được Nho giáo đề cập (bởi ở thời của Khổng Tử, khoa học kỹ thuật và nền sản xuất chưa phát triển). Do vậy, người học tuy thấm nhuần tư tưởng Nho học về đạo đức, tinh thông cổ văn, nhưng kiến thức về khoa học tự nhiên, sản xuất thực tiễn thì lại không phát triển. Cả hai mặt tiến bộ và hạn chế của Nho giáo đều để lại dấu ấn trên Nho sĩ. Khi tiếp xúc với nền văn minh phương Tây mạnh về khoa học kỹ thuật, nếu người xuất thân Nho học biết tiếp thu những kiến thức khoa học và sản xuất thì sẽ khắc phục được mặt hạn chế, trở nên ''"Vừa có tài vừa có đức"'', ngược lại nếu không tiếp thu được những tinh hoa tri thức phương Tây mà chỉ bắt chước lối sống, du nhập văn hóa hạ cấp của phương Tây với tâm lý tự ti mặc cảm thầm kín; mô phỏng các hình thức chính trị phương Tây mà không hiểu rõ triết lý, ưu nhược điểm và điều kiện tồn tại của những hình thức đó hoặc tiếp thu những học thuyết chính trị cực đoan mang tính nổi loạn, vô chính phủ, kích động bạo lực, phủ định các giá trị của nền văn minh nhân loại, đề cao sức mạnh phá hủy của đám đông thiếu trí tuệ, gây chia rẽ xã hội; xem thường Nho giáo vì cho rằng nó lỗi thời, không phù hợp với điều kiện xã hội hiện đại thì không những không khắc phục được hạn chế vốn có mà những giá trị [[đạo đức]] của nền Nho học, những giá trị văn hóa dân tộc cũng bị đánh mất. Đạo đức suy đồi, văn hóa thui chột thì xã hội hỗn loạn, xung đột nảy sinh. Đó là bi kịch của những nước bị cưỡng ép phương Tây hóa thiếu định hướng và thiếu chiều sâu như Việt Nam, Trung Quốc tương phản với Nhật Bản do chủ động phương Tây hóa một cách có ý thức, có chọn lọc, có hệ thống nên vừa tiếp thu được hệ thống tư tưởng tiến bộ, tri thức khoa học, công nghệ tiên tiến của phương Tây để hiện đại hóa quốc gia mà vẫn bảo tồn được nền tảng đạo đức xã hội, sự đoàn kết quốc gia và bản sắc dân tộc do Nho giáo hun đúc nên trong hàng ngàn năm.
 
Nhược điểm nghiêm trọng hơn nữa là Nho giáo Việt Nam thiếu sự xuất hiện các trường phái học thuật nên vận động trong sự đơn điệu và một chiều, chứ không được phong phú và đa dạng như Nho giáo Trung Quốc. Nho giáo Việt Nam thiếu sự vận động bên trong, thiếu sự phản tỉnh nên trì trệ. Đa số nhà Nho Việt Nam chỉ đặt cho mình mục đích học là để đi thi, thi đỗ thì ra làm quan để được giàu sang, sung sướng. Đạt được mục đích đó thì xem như việc học tập đã kết thúc. Ít người có chí cao xa, như học để tham gia tranh luận những vấn đề mang tầm khu vực, học để kinh bang tế thế hoặc để phát triển văn hoá, đạt đến những tầm cao tư tưởng. Cũng có một số Nho sĩ quan tâm đến học thuật, nhưng thường là các vấn đề chính trị và đạo đức, ít bàn đến vấn đề siêu hình, một lĩnh vực thuần túy triết học làm nền tảng cho khả năng nhận thức sâu sắc thế giới và hành động sáng tạo. Thậm chí, họ còn biến những vấn đề siêu hình thành cái thực tế, thực dụng. Vì học tập và tư duy như thế nên họ ít có cống hiến to lớn trong lĩnh vực học thuật có thể so sánh với các nước khác cũng chịu ảnh hưởng của Nho giáo.<ref name="taithu"/>