Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Nho giáo Việt Nam”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Tomorono (thảo luận | đóng góp)
Tomorono (thảo luận | đóng góp)
Không có tóm lược sửa đổi
Dòng 1:
'''Nho giáo Việt Nam''' được xem là hệ tư tưởng có ảnh hưởng sâu rộng và lâu dài đến xã hội [[Việt Nam]], đóng góp to lớn vào việc tổ chức nhà nước, duy trì trật tự xã hội, phát triển kinh tế, tư tưởng, văn học trong các triều đại quân chủ như [[Nhà Lý]], [[Nhà Trần]], [[Nhà Lê sơ|Nhà Lê]], [[Nhà Nguyễn]],... Ảnh hưởng của Nho giáo đối với Việt Nam sâu sắc đến mức một số học giả xem Nho giáo là nền tảng của nền văn minh tại Việt Nam và xếp Việt Nam vào nền văn minh Nho giáo. Hiện nay có khoảng 10% đến khoảng 20% dân số theo [[Nho giáo]], nhưng hầu hết là ở Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ.
== Quá trình du nhập ==
Đã có một số bằng chứng cho thấy [[Nho giáo]] được truyền vào thế kỷ 1 TCN khi ở Trung Quốc [[nhà Tây Hán]] đã đánh bại tập đoàn phong kiến họ Triệu và giành lấy quyền thống trị và cho lập 3 quận tại Bắc Bộ, tuy nhiên tầm ảnh hưởng [[Nho giáo]] còn rất hạn chế. Viêc phổ biến Nho giáo được nhà Tây Hán xem là hành động giáo hóa, khai minh cho mộtcác dânbộ tộc man rợ bị chinh phục. [[Nho giáo]] được du nhập vào [[Việt Nam]] song song với chữ Hán và dần Hán hóa ngôn ngữ của dân tộc [[Việt Nam]] tạo ra về mặt kỹ thuật với một kho tàng tri thức về xã hội và tự nhiên, đó là nền văn học, sử học, triết học, thiên văn học và y học được tiếp thu từ người Trung Hoa cổ đại.<ref>http://vanhoanghean.vn/nhung-goc-nhin-van-hoa/goc-nhin-van-hoa/1806-vi-tri-va-vai-tro-cua-nho-giao-trong-xa-hoi-viet-nam.html</ref>
 
Đến thế kỷ 9, sau chiến thắng Bạch Đằng vĩ đại của Ngô Quyền, khi dân tộc [[Việt Nam]] bước sang kỷ nguyên độc lập, tự chủ và thực sự bắt tay vào xây dựng nền văn minh Đại Việt trong khuôn khổ của một nhà nước phong kiến quân chủ tập quyền, thì xã hội [[Việt Nam]] lúc này mới đặt ra những yêu cầu đối với sự tồn tại và phát triển của [[Nho giáo]] ở [[Việt Nam]], đầu tiên phải kể đến là muốn tồn tại thì phải truyền bá [[Nho giáo]] đến người dân, nhằm củng cố quyền lực phong kiến lớn mạnh để không bị giặc ngoài tấn công.