Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Nho giáo Việt Nam”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Tomorono (thảo luận | đóng góp)
Tomorono (thảo luận | đóng góp)
Dòng 5:
Đến thế kỷ 9, sau chiến thắng Bạch Đằng vĩ đại của Ngô Quyền, khi dân tộc [[Việt Nam]] bước sang kỷ nguyên độc lập, tự chủ và thực sự bắt tay vào xây dựng nền văn minh Đại Việt trong khuôn khổ của một nhà nước phong kiến quân chủ tập quyền, thì xã hội [[Việt Nam]] lúc này mới đặt ra những yêu cầu đối với sự tồn tại và phát triển của [[Nho giáo]] ở [[Việt Nam]], đầu tiên phải kể đến là muốn tồn tại thì phải truyền bá [[Nho giáo]] đến người dân, nhằm củng cố quyền lực phong kiến lớn mạnh để không bị giặc ngoài tấn công.
 
Vì quyền lực của nhà nước lúc đó nằm trong tay nhà vua, nên chữ "trung" của [[Nho giáo]] cần được tiếp thu để củng cố quyền lực của nhà vua. Ngay từ thời Lý – Trần, trung với vua không tách rời trung với nước, vì đó là những ông vua thực sự điều hành cuộc chiến tranh giữ nước của dân tộc [[Việt Nam]] đi đến thắng lợi. Ở [[Việt Nam]], "trung" thường gắn với "nghĩa" nhằm đề cao trách nhiệm của con người đối với Tổ quốc, quê hương, làng xóm. Cũng chính vì thế, trong Hịch tướng sĩ, Trần Quốc Tuấn thường gắn "trung" với "nghĩa". Hơn nữa, nếu nhà nước phong kiến tập quyền muốn trở nên hùng mạnh thì phải quan tâm đến con người, đến nhân dân và do đó, "nghĩa" không tách rời "nhân". Ngọn cờ nhân nghĩa là để "yên dân", để giải phóng nhân dân khỏi áp bức của quân xâm lược.<ref>[http://vanhoanghean.vn/nhung-goc-nhin-van-hoa/goc-nhin-van-hoa/1806-vi-tri-va-vai-tro-cua-nho-giao-trong-xa-hoi-viet-nam.html Quyền lực [[Nho giáo]] được truyền vào tay Vua]<name="ducsu"/ref>
 
Thời kỳ khi chế độ phong kiến lâm vào khủng hoảng, [[Nho giáo]] không ngừng củng cố và phát triển cho đến vào giữa thế kỷ 19, yêu cầu tất yếu này dần như bị suy sụp và dần nhạt phai khi sự du nhập mạnh mẽ của phương Tây của thực dân Pháp, tuy nhiên [[Nho giáo]] vẫn có ảnh hưởng lớn đối với những nhà cách mạng như [[Phan Bội Châu]], [[Phan Châu Trinh]], [[Nguyễn Thái Học]] hay [[Hồ Chí Minh]]...