Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Phật giáo Trung Quốc”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
OctraBot (thảo luận | đóng góp)
n Thay thế ‘(?mi)\{\{(Liên kết bài chất lượng tốt|Link GA)\|.+?\}\}\n?’ bằng ‘’.: deprecated template
Tsai8x (thảo luận | đóng góp)
Không có tóm lược sửa đổi
Dòng 3:
 
Năm [[355]], [[Tăng-già]] được thành lập. Kể từ [[thế kỷ 4|thế kỉ thứ 4]], nhiều trường phái Bát-nhã-ba-la-mật-đa ra đời với Cao tăng [[Chi Độn]] (支遁; Chi Đạo Lâm) là nhân vật quan trọng nhất. Năm [[399]], [[Pháp Hiển]] đi [[Ấn Độ]] và sau đó một số Cao tăng khác như [[Nghĩa Tịnh]] và [[Huyền Trang]] cũng lên đường đi Ấn Độ.
 
Năm 629, [[Huyền Trang]] cũng lên đường đi Ấn Độ và đã mang về một số lượng đồ sộ kinh thư từ Ấn Độ. Sau đó ông đã dành trọn phần đời còn lại để dịch những kinh thư này. Các bản dịch của ông có độ chính xác cao.,trở thành bản dịch tiêu chuẩn, rất được ưa chuộng tại Trung Hoa, Nhật Bản và Triều Tiên (cũng như Việt Nam).
 
Trong [[thế kỷ 5|thế kỉ thứ 5]], [[thế kỷ 6|thứ 6]], Phật giáo phát triển mạnh mẽ và được sự ủng hộ của triều đình. Nhờ vậy trong thời gian này, nhiều chùa chiền được xây cất, nhiều tác phẩm ra đời. Vào năm [[466]] và [[574]]-[[577]] có hai lần Phật giáo bị bức hại nhưng vẫn phát triển mạnh. Trong thời kì này, hai vị có công lớn nhất trong việc dịch kinh điển là [[Cưu-ma-la-thập]] (鳩摩羅什, sa. ''kumārajīva'') và [[Chân Đế]] (真諦, sa. ''paramārtha''). Với trình độ văn chương rất cao, hai vị này đã làm cho hầu hết các kinh [[Tiểu thừa]] và [[Đại thừa]] đều có mặt tại Trung Quốc. Đóng vai trò quan trọng trong Phật giáo Trung Quốc là ''[[Nhập Lăng-già kinh]]'' (入楞伽經, sa. ''laṅkāvatārasūtra''), ''[[Đại bát-niết-bàn kinh]]'' (zh. 大般涅槃經, sa. ''mahāparinirvāṇa-sūtra'') và ''[[Thành thật luận]]'' (zh. 成實論, sa. ''satyasiddhi''). Từ đó, các tông phái như [[Tam luận tông]] (zh. 三論宗), [[Thành thật tông]] (zh. 成實宗) và [[Niết-bàn tông]] (zh. 涅槃宗) ra đời.