Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Giáo dục Việt Nam Cộng hòa”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Thiettam (thảo luận | đóng góp)
Thiettam (thảo luận | đóng góp)
Dòng 25:
Trong suốt quá trình tồn tại, giáo dục Việt Nam Cộng hòa có sự tham gia lớn cả về tài chính và nhân sự của Mỹ. Trong giai đoạn 1954-1960, đã có 729 chuyên gia được cử sang Mỹ đào tạo: 222 trong lĩnh vực nghiên cứu giáo dục, 114 học về quản trị công cộng, nhưng chỉ có 55 người học về nông nghiệp và 7 người học về công nghiệp. Điều này nhấn mạnh mục tiêu của Mỹ trong việc hỗ trợ Việt Nam Cộng hòa, đó là đào tạo nên đội ngũ cán bộ chính phủ chịu ảnh hưởng bởi tư tưởng và văn hóa Mỹ. Trong khoảng 1958 tới 1973, đã có 1778 quan chức cấp cao của Việt Nam Cộng hòa được đào tạo chỉ riêng bởi nhóm công tác của Đại học Michigan (Mỹ)<ref>American neo-colonialism in South Vietnam (1954-1975). No 69. Xunhasaba. Nguyễn Khắc Viện and Phong Hien, Trang 76-77</ref>
 
Tính từ năm 1956 tới 1974, Mỹ đã chi tổng cộng 76 triệu USD (tương đương 450 triệu USD thời giá 2012) để viện trợ cho giáo dục Việt Nam Cộng hòa. Phần lớn sách giáo khoa của Việt Nam Cộng hòa được in ấn tại Mỹ, Hàn Quốc và Philipine<ref>American neo-colonialism in South Vietnam (1954-1975). No 69. Xunhasaba. Nguyễn Khắc Viện and Phong Hien, Trang 81</ref> Nhiều bộ sách giáo khoa được biên soạn với sự cố vấn từ Hoa Kỳ, trong đó lồng ghép nhiều [[Chủ nghĩ chống Cộng|tư tưởng chống Cộng]], ví dụ sách giáo khoa giáo dục công dân lớp 4 của Bộ giáo dục năm 1960 có ghi "Cộng sản là những kẻ phản bội gia đình, đất nước và tôn giáo. Tại các nước cộng sản con người bị coi như súc vật"<ref>American neo-colonialism in South Vietnam (1954-1975). No 69. Xunhasaba. Nguyễn Khắc Viện and Phong Hien, Trang 88</ref>. Sự can dự sâu của các trường đại học Mỹ vào chưong trình đào tạo và chính sách chiến tranh tại Việt Nam đã gây nhiều phản ứng từ phía học sinh và giáo viên người Việt<ref>American neo-colonialism in South Vietnam (1954-1975). No 69. Xunhasaba. Nguyễn Khắc Viện and Phong Hien, Trang 83</ref>
 
== Triết lý giáo dục ==