Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Dòng Tên”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
OctraBot (thảo luận | đóng góp)
n Thay thế ‘(?mi)\{\{(Liên kết chọn lọc|Link FA)\|.+?\}\}\n?’ bằng ‘’.: deprecated template
n →‎Phát triển: viết hoa, replaced: Tây ban nha → Tây Ban Nha (2)
Dòng 42:
Năm [[1582]], phái bộ truyền giáo Dòng Tên tới [[Trung Quốc]]. Linh mục [[Matteo Ricci]] được các quan lại công nhận ngang hàng với họ. Matteo là người đầu tiên nghiên cứu Hán học. [[Alexandre de Rhodes]] tới truyền giáo tại [[Việt Nam]] và đã góp công lớn trong việc hình thành chữ Quốc ngữ (theo mẫu tự [[latinh|latin]]). Hai nhà truyền giáo Dòng Tên [[Johann Grüber]] và [[Albert Dorville]] tới [[Lhassa]] ([[Tây Tạng]]) năm [[1661]].
 
Tại [[châu Mỹ]], các tu sĩ dòng Tên tới [[Québec]] ([[Canada]]) năm [[1625]]. Các tu sĩ dòng Tên cũng đã tham gia các phái bộ truyền giáo [[Tây Ban Nha|Tây ban nha]] tại California (1769-1823). Tại [[Nam Mỹ]], nhất là ở [[Brasil]] và [[Paraguay]] phái bộ truyền giáo dòng Tên gây ra sự bài xích thực dân Tây Ban Nha và [[Bồ Đào Nha]], và chống đối việc nô lệ hóa dân bản xứ. Các tu sĩ dòng Tên lập ra các khu tập trung người bản xứ để truyền giáo và dạy chữ cho họ từ năm 1609. Cũng chính các tu sĩ này đã lập ra nhiều thành phố ở đây, như thành phố [[São Paulo]] năm 1554.
[[Tập tin:Brazil 18thc JesuitFather.jpg|nhỏ|Tu sĩ dòng Tên ở [[Brasil]] thế kỷ 18]]
Năm [[1550]] và [[1551]], các hội nghị ở [[Valladolid]] công nhận nguyên tắc bình đẳng về quyền lợi và nghĩa vụ của mọi người. Văn hóa của người [[thổ dân châu Mỹ|da đỏ]] bản xứ được công nhận. Mặc dù vậy, một số thực dân vẫn tiếp tục lạm dụng người da đỏ và đối xử với họ như [[nô lệ]]. Các tu sĩ dòng Tên đã học ngôn ngữ và phong tục tập quán của người bản xứ và lập ra các tổ chức xã hội để giúp đỡ các người bản xứ.
 
Ngay khi tới [[Peru]], năm 1566, các tu sĩ dòng Tên cũng đã lập các khu tập trung truyền giáo và dạy chữ cho các người da đỏ [[Mojos]] (hoặc Moxos), [[Chiquitos]] và [[Guarani]]. Tuy nhiên, do sự căng thẳng giữa dòng Tên với các viên chức thuộc địa và sự chống đối của Tây banBan nhaNha và Bồ Đào Nha, các khu này đã dần dần biến mất. Các tu sĩ dòng Tên đã buộc phải dời bỏ các khu truyền giáo ở Nam Mỹ năm 1767, các khu này bị phá, ngoại trừ khu của người Chiquitos và Mojos.
 
Trên thế giới, dòng Tên tranh đấu chống ảnh hưởng của [[Tin Lành]]. Dòng Tên đã phải đối mặt với các cuộc bách hại dữ dội vì lập trường thần học của mình và việc ủng hộ [[Giáo hoàng]] vô điều kiện. Dòng đã bị giải tán trên lãnh thổ Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha năm 1767.