Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Kháng Cách”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Không có tóm lược sửa đổi
n →‎Lịch sử: tên bài chính, replaced: Tô Cách Lan → Scotland using AWB
Dòng 21:
Xảy ra cùng lúc với những biến động lại Đức là một phong trào khởi phát tại [[Thụy Sĩ|Thuỵ Sĩ]] dưới sự lãnh đạo của [[Huldrych Zwingli|Huldreich Zwingli]]. Vẫn tồn tại một số bất đồng giữa hai phong trào này dù họ chia sẻ với nhau một mục tiêu chung và đồng ý với nhau về hầu hết các vấn đề liên quan.
[[Tập tin:John Calvin - best likeness.jpg|nhỏ|phải|110px|[[John Calvin]]]]
Sau khi Giáo hoàng quyết định trục xuất Luther và lên án cuộc cải cách, các tác phẩm của [[John Calvin]] tạo nên nhiều ảnh hưởng trong việc thiết lập một sự đồng thuận tương đối giữa các nhóm cải cách khác nhau tại [[Thụy Sĩ|Thuỵ Sĩ]], [[Scotland|Tô Cách Lan]], [[Hungary|Hung Gia Lợi]], Đức và những nơi khác. Việc [[Anh giáo]] tách rời khỏi La Mã dưới thời trị vì của [[Henry VIII của Anh|Henry VIII]], khởi đầu từ năm [[1529]] và hoàn tất vào năm [[1536]], đem [[Vương quốc Anh]] đồng hành với cuộc cải cách. Dù vậy, những thay đổi tại Anh được tiến hành dè dặt hơn các nơi khác ở Âu châu và người Anh chọn con đường trung dung giữa cựu giáo và tân giáo. (Ngày nay, về thần học, nhiều người Anh vẫn xem mình là Công giáo cải cách hơn là Kháng cách). Như thế phương Tây đã vĩnh viễn bị chia cắt thành hai phần: Công giáo La mã và Kháng Cách.
 
Về học thuật, phong trào Kháng Cách – chịu ảnh hưởng [[phục Hưng|thời kỳ phục hưng]] và được hậu thuẫn bởi những viện đại học ở [[Tây Âu]] – thu hút giới trí thức, chính trị gia, giới chuyên môn, thương gia và thợ thủ công. Kỹ thuật in ấn đang phát triển giúp quảng bá tư tưởng Kháng Cách, cũng như trợ giúp hữu hiệu cho việc ấn hành những bản dịch [[Kinh Thánh]] sang các ngôn ngữ địa phương. Các khái niệm về sự tự do của lương tâm và quyền tự do cá nhân, nảy sinh từ thời kỳ sơ khai của phong trào Kháng Cách, được định hình và phát triển qua một thời gian dài liên tục đối kháng với thẩm quyền của Giám mục thành Rôma và hệ thống tăng lữ của Giáo hội Công giáo. Dần dà, phong trào Kháng Cách vượt qua những giới hạn truyền thống, tập chú vào các vấn đề như lương tâm cá nhân, gieo mầm cho sự phát triển của tiến trình dân chủ hóa, và cho phong trào [[Thời kỳ Khai sáng|Khai sáng]] (''Enlightenment''), xảy ra trong các thế kỷ sau.