Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Lịch sử Hoa Kỳ”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
n →‎Tôn giáo quốc dân: chính tả, replaced: nguyên cứu → nghiên cứu using AWB
n đánh vần, replaced: qui mô → quy mô
Dòng 10:
Sau năm 1820, một loạt các thoả hiệp đã giúp xóa bỏ đối đầu giữa miền bắc và miền nam về vấn đề chủ nghĩa nô lệ. Vào giữa thập niên 1850, lực lượng [[Đảng Cộng hòa (Hoa Kỳ)|Cộng hòa mới thành lập]] nắm kiểm soát nền chính trị miền Bắc và hứa ngăn chăn sự mở rộng của chủ nghĩa nô lệ với ám chỉ rằng chủ nghĩa nô lệ sẽ dần dần bị loại bỏ. Cuộc bầu cử tổng thống năm 1860 với kết quả chiến thắng của đảng viên Đảng Cộng hòa [[Abraham Lincoln]] đã châm ngòi cho cuộc ly khai của mười một tiểu bang theo chủ nghĩa nô lệ để lập ra [[Liên minh miền Nam Hoa Kỳ]] năm 1861. [[Nội chiến Hoa Kỳ]] (1861-1865) là hạch tâm của lịch sử Mỹ. Sau bốn năm chiến tranh đẫm máu, phe miền Bắc dưới sự lãnh đạo của Tổng thống Lincoln và Tướng [[Ulysses S. Grant]] đánh bại phe miền Nam với sự chỉ huy của Tướng [[Robert E. Lee]]. Liên bang được bảo tồn và chủ nghĩa nô lệ bị bãi bỏ, và miền nam bị suy kiệt. Trong [[Thời đại tái thiết Hoa Kỳ|thời đại tái thiết]] (1863–77), Hoa Kỳ chấm dứt chủ nghĩa nô lệ và nới rộng quyền đầu phiếu và pháp lý cho những người "tự do" ([[người Mỹ gốc châu Phi]] trước đó từng là nô lệ). Chính phủ quốc gia ngày càng vững chắc hơn, và nhờ vào [[Tu chính án hiến pháp điều 14]], giờ đây đã có nhiệm vụ rõ ràng là bảo vệ quyền của mỗi cá nhân. Thời đại tái thiết chấm dứt vào năm 1877 và từ thập niên 1890 đến thập niên 1960, hệ thống [[luật Jim Crow|Jim Crow]] (tách ly chủng tộc) kìm hãm người da đen luôn ở vị trí thấp kém về kinh tế, xã hội và chính trị. Toàn miền nam vẫn bần cùng cho đến nửa sau của thế kỷ 20, trong khi đó miền Bắc và miền Tây phát triển nhanh chóng và thịnh vượng.
 
Hoa Kỳ trở thành cường quốc công nghiệp hàng đầu thế giới ngay ngưỡng cửa của thế kỷ 20 vì sự bùng nổ của giới doanh nghiệp tư nhân tại miền Bắc và làn sóng di dân mới đến của hàng triệu công nhân và nông dân từ [[châu Âu]]. Hệ thống đường sắt quốc gia được hoàn thành. Các nhà máy và các hoạt động khai thác quặng mỏ trên quiquy mô rộng đã công nghiệp hóa miền [[Đông Bắc Hoa Kỳ|đông bắc]] và [[Trung Tây Hoa Kỳ|trung-tây]]. Sư bất mãn của giới trung lưu đối với các vấn đề như tham những, sự kém hiệu quả và nền chính trị truyền thống đã kích thích thành một phong trào cấp tiến từ thập niên 1890 đến thập niên 1920. Phong trào này gây áp lực đòi cải cách, cho phép phụ nữ đầu phiếu và [[Cấm rượu tại Hoa Kỳ|cấm rượu cồn]] (về sau việc cấm rượu cồn bị bãi bỏ vào năm 1933). Hoa Kỳ ban đầu trung lập trong [[Đệ nhất Thế chiến]], song tuyên chiến với [[Đế quốc Đức|Đức]] năm 1917, và tài trợ cho đồng minh chiến thắng vào năm sau đó. Sau một thập niên thịnh vương trong thập niên 1920, sự kiện thị trường chứng khoán Wall Street sụp đổ năm 1929 đánh dấu sự khởi đầu của một cuộc [[Đại khủng hoảng]] trên toàn thế giới kéo dài cả thập niên. Đảng viên [[Đảng Dân chủ Hoa Kỳ|Dân chủ]] [[Franklin D. Roosevelt]] trở thành thống thống và thực hiện các chương trình cứu tế, tái thiết, cải cách (gọi chung là [[New Deal]]), định hình nên chủ nghĩa tự do Mỹ hiện đại. Sau khi [[Đế quốc Nhật Bản|Nhật Bản]] [[Trận Trân Châu Cảng|tấn công vào Trân Châu Cảng]] ngày 7 tháng 12 năm 1941, Hoa Kỳ nhập cuộc vào [[Đệ nhị Thế chiến]] bên cạnh [[Khối Đồng Minh thời Chiến tranh thế giới thứ hai|phe Đồng Minh]] và giúp đánh bại [[Đức Quốc Xã]] tại châu Âu và Đế quốc Nhật Bản tại [[Viễn Đông]].
 
Hoa Kỳ và [[Liên Xô]] nổi lên thành hai siêu cường đối nghịch nhau sau Đệ nhị Thế chiến và khởi động một cuộc [[Chiến tranh Lạnh]], đối đầu nhau gián tiếp trong cuộc [[chạy đua vũ trang]] và [[chạy đua vào không gian]]. Chính sách ngoại giao của Hoa Kỳ trong thời chiến tranh Lạnh được xây dựng quanh việc bao vây [[chủ nghĩa cộng sản]], và nước Mỹ tham dự vào các cuộc chiến tại [[Chiến tranh Triều Tiên|Triều Tiên]] và [[Chiến tranh Việt Nam|Việt Nam]] để đạt được mục đích này. Chủ nghĩa tự do đạt được vô số chiến thắng trong những năm tháng của chương trình New Deal và sau đó vào giữa thập niên 1960, đặc biệt là sự thành công của phong trào dân quyền, nhưng chủ nghĩa bảo thủ quay ngược được thế cục vào thập niên 1980 dưới thời Tổng thống [[Ronald Reagan]]. Chiến tranh Lạnh kết thúc khi [[Liên Xô tan rã]] vào năm 1991, Hoa Kỳ là siêu cường duy nhất còn lại. Khi thế kỷ 21 bắt đầu, xung đột quốc tế có tâm điểm quanh [[Trung Đông]] và lên đỉnh điểm theo sau [[sự kiện 11 tháng 9|các vụ tấn công ngày 11 tháng 9 năm 2001]] và [[Chiến tranh chống khủng bố]] được tuyên bố sau đó. Hoa Kỳ trải qua thời kỳ suy thoái kinh tế tệ hại nhất kể từ Đệ nhị Thế chiến vào cuối thập niên 2000 mà theo sau là thời kỳ phát triển kinh tế chậm hơn mức bình thường trong suốt thập niên 2010.