Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Tống Thái Tổ”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Dòng 113:
Sử sách chép lại rằng [[tháng mười một|tháng 11]] năm [[976]], Tống Thái Tổ qua đời, thọ 50 tuổi. Vì con ông còn nhỏ nên em ông là Triệu Quang Nghĩa lên thay, tức là [[Tống Thái Tông]].
 
Theo một số tư liệu, người góp công lớn nhất vào việc lên ngôi của Thái Tông là [[Đỗ Thái hậu]]. Gia đình Tống Thái Tổ đời đời làm võ tướng, chỉ có Triệu Quang Nghĩa là người đọc sách nên được Thái hậu yêu lắm. Một năm sau khi lên ngôi, Thái Tổ được mẹlàmẹ là Đỗ Thái hậu triệu tới trước giường. Thái hậu hỏi vua về việc lập người kế vị, vua cho rằng mình còn trẻ, nói việc này hãy còn sớm. Thái hậu bảo rằng: "Hoàng thượng biết vì sao Hậu Chu mất không? Là vì họ đưa một đứa trẻ 7 tuổi lên làm vua", lại thúc giục vua nên lập em trai để kế vị, tránh vào vết xe đổ của Hậu Chu. Thái Tổ bất đắc dĩ phải hứa với Thái hậu cho Triệu Quang Nghĩa kế vị. Tuy nhiên về sau, các con ông bắt đầu trưởng thành, thêm vào một số thân tín cho rằng ngôi vua trước nay chỉ có cha truyền con nối, chẳng mấy ai truyền ngôi cho em, nên Thái Tổ đã có ý muốn truyền lại ngôi cho con nhưng ông đã mất trước khi kịp thực hiện việc lập Thái tử. Thái Tổ qua đời, tôn thất hùng mạnh nhất là Triệu Quang Nghĩa nắm quyền hết phủ Khai Phong, lại vin vào lời hứa của Thái Tổ trước kia nên dễ dàng lên ngôi.
 
Một số nhà nghiên cứu tỏ ra nghi ngờ về cái chết của Tống Thái Tổ và cho rằng ông bị chính người em Quang Nghĩa hãm hại để giành ngôi báu khi ông ốm trên giường bệnh. Câu chuyện này trở thành một nghi án nổi tiếng đời Tống với tên gọi ''Phủ thanh chúc ảnh''.