Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Xoáy thuận nhiệt đới”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
nKhông có tóm lược sửa đổi
nKhông có tóm lược sửa đổi
Dòng 10:
Bên cạnh gió mạnh và mưa, xoáy thuận nhiệt đới còn có khả năng tạo ra [[lốc xoáy]], những đợt sóng lớn, và nước biển dâng gây thiệt hại. Chúng thường suy yếu rất nhanh trên đất liền nơi mà chúng bị chia cắt khỏi nguồn cung cấp năng lượng chủ yếu. Vì lý do đó, những vùng ven biển đặc biệt dễ bị tổn thương do xoáy thuận nhiệt đới đổ bộ hơn nhiều so với những vùng nội địa, sâu trong đất liền. Tuy nhiên, mưa lớn cũng có thể gây lũ lụt nghiêm trọng trong đất liền, và nước biển dâng có thể tạo ra lũ lụt mở rộng sâu vào bên trong tới 40 km từ đường bờ biển. Mặc dù những tác động của xoáy thuận nhiệt đới đến vùng đông dân cư thường là nghiêm trọng, nhưng chúng cũng có thể làm giảm tình trạng khô hạn. Xoáy thuận nhiệt đới nhiều khi còn mang năng lượng nhiệt ra khỏi vùng nhiệt đới đến những vĩ độ [[ôn đới]], điều này có thể đóng một vai trò quan trọng điều chỉnh [[khí hậu]] trong khu vực và toàn cầu.
 
== Cấu trúc và phân loạivật ==
{{See also|Mắt (xoáy thuận)}}
[[File:Typhooon Nabi as seen from the ISS.jpg|thumb|left|300px|[[Bão Nabi (2005)|Bão Nabi]] nhìn từ [[Trạm Vũ trụ Quốc tế]] trong ngày 3 tháng 9 năm 2005.]]
 
Xoáy thuận nhiệt đới là một vùng có áp suất tương đối thấp trên [[tầng đối lưu]], với sự xáo trộn áp suất lớn nhất diễn ra ở khu vực có độ cao thấp gần bề mặt. Trên Trái Đất, mức áp suất ghi nhận được tại trung tâm của xoáy thuận nhiệt đới là một trong những mức thấp nhất từng quan trắc được tại mực nước biển.<ref name="ABC pressures">{{cite news|author=Symonds, Steve|title=Highs and Lows|work=Wild Weather|url=http://www.abc.net.au/northcoast/stories/s989385.htm|publisher=[[Australian Broadcasting Corporation]]|date=November 17, 2003|accessdate=March 23, 2007|archiveurl = http://web.archive.org/web/20071011194541/http://www.abc.net.au/northcoast/stories/s989385.htm |archivedate = October 11, 2007|deadurl=yes}}</ref> Môi trường gần tâm xoáy thuận nhiệt đới là ấm hơn xung quanh tại mọi độ cao, do đó chúng có đặc tính như một hệ thống "lõi ấm".<ref name="AOML FAQ A7">{{cite web|title=Frequently Asked Questions: What is an extra-tropical cyclone?|publisher=National Oceanic and Atmospheric Administration|accessdate=March 23, 2007|url=http://www.aoml.noaa.gov/hrd/tcfaq/A7.html|author1 = Atlantic Oceanographic and Meteorological Laboratory|author2 = Hurricane Research Division|authorlink1=Atlantic Oceanographic and Meteorological Laboratory}}</ref>
 
===Trường gió===
Trường gió gần bề mặt của xoáy thuận nhiệt đới đặc trưng bởi dòng không khí quay nhanh quanh tâm hoàn lưu đồng thời tỏa tròn vào bên trong. Tại rìa phía ngoài của cơn bão, không khí gần như yên tĩnh; tuy nhiên, do sự tự quay của Trái Đất, không khí có momen động lượng tuyệt đối khác 0. Khi không khí thổi vào trong, chúng bắt đầu chuyển động xoáy (ngược chiều kim đồng hồ ở Bắc bán cầu, và theo chiều kim đồng hồ ở Nam bán cầu) để bảo toàn momen động lượng. Đến một khoảng bán kính bên trong, dòng không khí bắt đầu thăng lên đến đỉnh tầng đối lưu. Bán kính này thường trùng khớp với bán kính trong của [[thành mắt bão]], là nơi có gió gần bề mặt mạnh nhất của cơn bão, do đó, nó được biết đến như là bán kính gió tối đa.<ref name="NHC glossary"/> Khi ở trên cao, dòng khí thổi xa ra khỏi tâm bão, tạo ra một màn [[mây ti]].<ref name="cirrus">{{cite web|title=Cirrus Cloud Detection|location=Monterey, CA|url=http://www.nrlmry.navy.mil/sat_training/nexsat/cirrus/NexSat_Cirrus.pdf|author=Marine Meteorology Division|work=Satellite Product Tutorials|publisher=United States Naval Research Laboratory|accessdate=June 4, 2013|format=PDF|page=1}}</ref>
 
[[Tập tin:Global tropical cyclone tracks-edit2.jpg|nhỏ|240px|Đường đi tô màu theo độ lớn (theo [[thang bão Saffir-Simpson]]) của tất cả các xoáy thuận nhiệt đới trên thế giới từ năm 1985 đến năm 2005.]]
 
==Cấu trúc chung==
Một cơn bão nhiệt đới trưởng thành bao gồm một hoàn lưu ngang gần đối xứng và một hoàn lưu đứng. Các hoàn lưu này đôi khi được gọi là hoàn lưu sơ cấp và hoàn lưu thứ cấp. Sự kết hợp của 2 hoàn lưu tạo thành một dạng chuyển động xoáy ốc. Không khí hội tụ theo hình xoắn ốc vào khu vực trung tâm của bão ở mực thấp, hầu hết dòng thổi vào bị giới hạn trong lớp biên mỏng có độ dày cỡ 500 m đến 1000 m.