Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Xoáy thuận nhiệt đới”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
nKhông có tóm lược sửa đổi
nKhông có tóm lược sửa đổi
Dòng 17:
 
===Trường gió===
Trường gió gần bề mặt của xoáy thuận nhiệt đới đặc trưng bởi dòng không khí quay nhanh quanh tâm hoàn lưu đồng thời tỏa tròn vào bên trong. Tại rìa phía ngoài của cơn bão, không khí gần như yên tĩnh; tuy nhiên, do sự tự quay của Trái Đất, không khí có momen động lượng tuyệt đối khác 0. Khi không khí thổi vào trong, chúng bắt đầu chuyển động xoáy (ngược chiều kim đồng hồ ở Bắc bán cầu, và theo chiều kim đồng hồ ở Nam bán cầu) để bảo toàn momen động lượng. Đến một khoảng bán kính bên trong, dòng không khí bắt đầu thăng lên đến đỉnh tầng đối lưu. Bán kính này thường trùng khớp với bán kính trong của [[thành mắt bão]], là nơi có gió gần bề mặt mạnh nhất của cơn bão, do đó, nó được biết đến như là bán kính gió tối đa.<ref name="NHC glossary"/> Khi ở trên cao, dòng khí thổi xa ra khỏi tâm bão, tạo ra một màn [[mây ti]].<ref name="cirrus">{{cite web|title=Cirrus Cloud Detection|location=Monterey, CA|url=http://www.nrlmry.navy.mil/sat_training/nexsat/cirrus/NexSat_Cirrus.pdf|author=Marine Meteorology Division|work=Satellite Product Tutorials|publisher=United States Naval Research Laboratory|accessdate=June 4, 2013|format=PDF|page=1}}</ref>
 
Quá trình đã đề cập trước đó dẫn đến kết quả là trường gió có cấu trúc gần như đối xứng trục: vận tốc gió là thấp ở tâm, tăng lên nhanh chóng khi di chuyển ra phía ngoài đến vùng bán kính gió tối đa, và sau đó ngày một giảm dần khi đi ra vùng có bán kính lớn hơn. Tuy nhiên, trường gió thường thể hiện sự biến thiên theo không gian và thời gian, như là có thể tăng giảm kích thước phụ thuộc vào các yếu tố môi trường xung quanh và bản thân cơn bão. Theo chiều thẳng đứng, gió mạnh nhất là ở gần bề mặt và phân rã tại độ cao trong phạm vi tầng đối lưu.<ref name="MWR Frank 1977">{{cite journal|author=Frank, W. M. |title=The structure and energetics of the tropical cyclone I. Storm structure|year=1977|journal=[[Monthly Weather Review]]|volume=105|issue=9|pages=1119–1135|bibcode = 1977MWRv..105.1119F |doi = 10.1175/1520-0493(1977)105<1119:TSAEOT>2.0.CO;2 }}</ref>
[[Tập tin:Global tropical cyclone tracks-edit2.jpg|nhỏ|240px|Đường đi tô màu theo độ lớn (theo [[thang bão Saffir-Simpson]]) của tất cả các xoáy thuận nhiệt đới trên thế giới từ năm 1985 đến năm 2005.]]
 
===Mắt và trung tâm===
[[File:HurrArthur720p.webm|right|left|300px|HurrArthur720p|NASA animation of Hurricane Arthur in 2014 showing rain rates and internal structure from [[Global Precipitation Measurement|GPM]] satellite data]]
Tại vùng trung tâm của một xoáy thuận nhiệt đới trưởng thành, không khí chìm hơn là thăng lên. Với một cơn bão đủ mạnh, không khí có thể chìm trong một lớp đủ sâu để ngăn chặn sự hình thành mây, bằng cách đó, mắt bão sắc nét được tạo ra. Thời tiết bên trong mắt thường yên bình và không có mây, mặc dù biển có thể động cực kỳ dữ dội.<ref name="JetStream structure">{{cite web|url=http://www.srh.noaa.gov/jetstream/tropics/tc_structure.htm|author=National Weather Service|work=JetStream&nbsp;— An Online School for Weather|publisher=National Oceanic & Atmospheric Administration|title=Tropical Cyclone Structure|accessdate=May 7, 2009|date=October 19, 2005}}</ref> Mắt thường có dạng tròn, và đường kính điển hình là vào khoảng 30 - 65 km, mặc dù đã từng quan sát được những con mắt nhỏ bề rộng chỉ 3 km hay là lớn đến 370 km.<ref name="WilmaTCR">{{cite web|last=Pasch|first=Richard J.|author2=Eric S. Blake, Hugh D. Cobb III, and David P. Roberts|url=http://www.nhc.noaa.gov/pdf/TCR-AL252005_Wilma.pdf|format=PDF|title=Tropical Cyclone Report: Hurricane Wilma: 15–25 October 2005|publisher=National Hurricane Center|date=September 28, 2006|accessdate=December 14, 2006}}</ref><ref name="MWR Lander 1999">{{cite doi|10.1175/1520-0493(1999)127<0137:ATCWAV>2.0.CO;2}}</ref>
 
Vùng mây bao quanh rìa của mắt được gọi là [[Mắt (xoáy thuận)|thành mắt bão]]. Thành mắt bão thường mở rộng ra phía ngoài cùng với độ cao, giống như một sân vận động bóng đá; hiện tượng này đôi khi được đề cập đến như là hiệu ứng sân vận động.<ref name="MWR 1996 AHS summary">{{cite doi|10.1175/1520-0493(1999)127<0581:AHSO>2.0.CO;2 }}</ref> Thành mắt bão cũng là nơi tìm thấy những cơn gió mạnh nhất, không khí thăng lên với tốc độ nhanh nhất, mây đạt đến độ cao lớn nhất, và sự ngưng tụ - hay lượng ẩm là nhiều nhất. Tổn thất do gió nặng nề nhất xảy ra là khi thành mắt bão của một xoáy thuận nhiệt đới di chuyển qua phía trên đất liền.<ref name="JetStream structure"/>
 
Trong những cơn bão yếu hơn, mắt bão có thể bị che khuất bởi một [[khối mây trung tâm (khí tượng)|khối mây dày đặc ở trung tâm]] (central dense overcast - CDO), đó là màn [[mây ti]] trên tầng cao kết hợp với vùng mây dông mạnh tập trung gần tâm của xoáy thuận nhiệt đới.<ref name="CDO AMS">{{cite web|author=American Meteorological Society|url=http://amsglossary.allenpress.com/glossary/browse?s=c&p=19|title=AMS Glossary: C|work=Glossary of Meteorology|accessdate=December 14, 2006|publisher=Allen Press}}</ref>
 
Thành mắt bão có thể biến đổi theo thời gian trong sự hình thành của [[Mắt (xoáy thuận)#Chu trình thay thế thành mắt bão|chu trình thay thế thành mắt bão]], hiện tượng này là một phần của những xoáy thuận nhiệt đới cường độ mạnh. Những dải mây mưa phía ngoài có thể tổ chức thành hình dạng tròn như một "chiếc nhẫn" mây dông di chuyển chậm vào phía trong, và chúng được tin rằng đã lấy đi lượng ẩm và [[momen động lượng]] của thành mắt bão ban đầu. Khi thành mắt bão đầu tiên suy yếu, xoáy thuận nhiệt đới cũng sẽ suy yếu tạm thời. Cuối cùng thành mắt bão phía ngoài sẽ thay thế cho thành mắt bão trước tại thời điểm cuối của chu trình, và từ đó cơn bão có thể tăng cường trở lại, có thể đạt đến hoặc thậm chí vượt qua cường độ tối đa lúc trước phụ thuộc chủ yếu vào yếu tố điều kiện môi trường.<ref name="AOML FAQ D8">{{cite web|author=Atlantic Oceanographic and Hurricane Research Division | title = Frequently Asked Questions: What are "concentric eyewall cycles" (or "eyewall replacement cycles") and why do they cause a hurricane's maximum winds to weaken?|publisher=National Oceanic and Atmospheric Administration|accessdate=December 14, 2006|url=http://www.aoml.noaa.gov/hrd/tcfaq/D8.html}}</ref>
 
==Cấu trúc chung==