Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Xoáy thuận nhiệt đới”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
nKhông có tóm lược sửa đổi
nKhông có tóm lược sửa đổi
Dòng 35:
 
Nếu có cơ hội, xoáy thuận nhiệt đới có thể trải qua một trạng thái khí tượng được biết đến như là một sự tăng cường độ nhanh chóng (rapid intensification), hay một giai đoạn mà trong đó vận tốc gió tối đa tăng lên nhanh chóng trong một quãng thời gian ngắn. Trung tâm Bão Quốc gia Hoa Kỳ định nghĩa sự tăng cường độ nhanh chóng là khi vận tốc gió duy trì liên tục trong 1 phút tối đa của một xoáy thuận nhiệt đới tăng lên ít nhất 30 [[Nút (đơn vị)|knot]] (35 dặm/giờ, 55 km/giờ) trong khoảng thời gian 24 tiếng.<ref name="NHC glossary">{{cite web|title=Glossary of NHC Terms|url=http://www.nhc.noaa.gov/aboutgloss.shtml|publisher=United States National Oceanic and Atmospheric Administration's National Weather Service|accessdate=April 1, 2014|archiveurl=http://www.webcitation.org/6OVedwMm5|archivedate=April 1, 2014|deadurl=no|author=National Hurricane Center|date=March 25, 2013}}</ref> Để cho hiện tượng này có thể xảy ra cần phải có một số điều kiện. Nhiệt độ nước biển phải cực kỳ ấm (gần bằng hoặc trên 30°C, 86°F), và nước ở nhiệt độ này phải đủ sâu để những con sóng không làm nước lạnh phía dưới trồi lên trên bề mặt. [[Độ đứt gió]] (wind shear) phải thấp; khi mà độ đứt gió cao, sự đối lưu và hoàn lưu của xoáy thuận sẽ bị gián đoạn. Thông thường, phải có mặt một [[xoáy nghịch]] (antycyclone) trên [[tầng đối lưu]] cao ở trên cơn bão cũng như để cho áp suất cực thấp trên bề mặt hình thành, không khí phải thăng lên rất nhanh trong thành mắt bão của cơn bão, và một xoáy nghịch trên tầng cao sẽ giúp điều chỉnh dòng khí này thoát ra một cách hiệu quả.<ref name="Energetics">{{cite web|author=Diana Engle|title=Hurricane Structure and Energetics|publisher=Data Discovery Hurricane Science Center|accessdate=2008-10-26|url=http://www.newmediastudio.org/DataDiscovery/Hurr_ED_Center/Hurr_Structure_Energetics/Hurr_Struct.html|archiveurl=http://web.archive.org/web/20080527094650/http://www.newmediastudio.org/DataDiscovery/Hurr_ED_Center/Hurr_Structure_Energetics/Hurr_Struct.html|archivedate=2008-05-27}}</ref>
 
===Kích thước===
{|class="wikitable" style="float: right; font-size: 92%; margin: 1em 0 1em 1em;"
|-
! colspan=2 style="background: #ccf;" | Bảng mô tả kích thước của xoáy thuận nhiệt đới
|-
! ROCI || Loại
|-
| Nhỏ hơn 2 vĩ độ || Rất nhỏ
|-
| 2 đến 3 vĩ độ || Nhỏ
|-
| 3 đến 6 vĩ độ || Trung bình
|-
| 6 đến 8 vĩ độ || Lớn
|-
| Trên 8 vĩ độ || Rất lớn<ref name="JTWCsize">{{cite web|url=http://www.usno.navy.mil/JTWC/frequently-asked-questions-1#tcsize|title=Q: What is the average size of a tropical cyclone?|year=2009|publisher=[[Joint Typhoon Warning Center]]|accessdate=May 7, 2009}}</ref>
|}
Có nhiều chuẩn đo phổ biến để xác định kích cỡ của xoáy thuận nhiệt đới. Trong đó phổ biển nhất là sử dụng bán kính gió tối đa, bán kính gió 34 [[Nút (đơn vị)|knot]] (tức là vùng bán kính có gió bão, vận tốc gió lớn hơn 34 knot), bán kính đường đẳng áp kín phía ngoài xa nhất (ROCI), và bán kính gió tan biến.<ref name="Global">{{cite web|url=http://www.cawcr.gov.au/publications/BMRC_archive/tcguide/ch2/ch2_4.htm|title=Global Guide to Tropical Cyclone Forecasting: chapter 2: Tropical Cyclone Structure|date=May 7, 2009|publisher=Bureau of Meteorology|accessdate=May 6, 2009}}</ref><ref name="Chavas Emanuel GRL">{{cite doi|10.1029/2010GL044558}}</ref> Một chuẩn đo bổ sung là bán kính mà tại đó trường xoáy tương đối của xoáy thuận giảm xuống đến 1×10<sup>−5</sup> s<sup>−1</sup>.<ref name="Liu / Chan AMS">{{cite doi|10.1175/1520-0493(1999)127<2992:SOTCAI>2.0.CO;2 }}</ref>
 
Trên [[Trái Đất]], kích cỡ của xoáy thuận nhiệt đới trải dài trên một khoảng rộng, từ 100 đến 2000 km khi đo bằng bán kính gió tan biến. Xoáy thuận nhiệt đới trên Tây Bắc [[Thái Bình Dương]] là lớn nhất và trên Đông Bắc Thái Bình Dương là nhỏ nhất. Nếu bán kính đường đẳng áp kín phía ngoài xa nhất nhỏ hơn 2 vĩ độ (222 km), ta có một xoáy thuận nhiệt đới "rất nhỏ". Bán kính từ 3 đến 6 vĩ độ (333 - 670 km) được xem là trung bình. Xoáy thuận nhiệt đới có kích thước "rất lớn" khi mà ROCI lớn hơn 8 vĩ độ (888 km).<ref name="JTWCsize"/> Những quan trắc chỉ ra kích cỡ chỉ nhỏ nếu liên quan đến các biến như cường độ bão (vận tốc gió tối đa), bán kính gió tối đa, vĩ độ, và cường độ tiềm năng tối đa.<ref name="Chavas Emanuel GRL" /><ref name="Merrill">{{Cite journal|title=A comparison of Large and Small Tropical cyclones|journal=Monthly Weather Review|volume=112|issue=7|pages=1408|last=Merrill|first=Robert T|date=1984|publisher=American Meteorological Society|doi=10.1175/1520-0493(1984)112<1408:ACOLAS>2.0.CO;2|bibcode = 1984MWRv..112.1408M }}</ref>
 
Kích thước đóng một vai trò quan trọng trong sự điều chỉnh thiệt hại gây ra bởi một cơn bão. Nếu tất cả những yếu tố khác là như nhau, một cơn bão lớn hơn sẽ tác động đến một khu vực rộng lớn hơn trong một khoảng thời gian dài hơn. Bên cạnh đó, trường gió rộng gần bề mặt có thể tạo ra nước biển dâng cao hơn do sự kết hợp của chiều dài sóng lớn hơn, thời gian dài hơn và sự tăng cường thiết lập các cơn sóng.<ref name="Irish et al JPO">{{cite doi|10.1175/2008JPO3727.1}}</ref> Ví dụ như cơn bão [[Bão Sandy (2012)|Sandy]] tấn công miền Đông nước Mỹ năm 2012 là một trong những cơn bão gây thiệt hại lớn nhất trong lịch sử nước Mỹ do kích thước rất lớn của nó.
 
Hoàn lưu phía trên của những cơn bão mạnh mở rộng trong phạm vi [[tầng đối lưu]] của khí quyển, tại khu vực vĩ độ thấp là 15.000 - 18.000 m.<ref name="Waco 1970">{{cite doi|10.1175/1520-0493(1970)098<0749:TATATL>2.3.CO;2 }}</ref>
 
==Cấu trúc chung==