Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Âm dương”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Dòng 48:
 
== Hai hướng phát triển của triết lý âm dương ==
Triết lý âm dương là cơ sở để xây dựng lên hai hệ thống triết lý khác đó là hệ thống "[[tam tài]], [[ngũ hành]]" và "[[tứ tượng]], [[bát quái]]". Một khái niệm khó của Trung Hoa cổ đại.
 
Nếu so sánh [[phương Đông]] với [[phương Tây]] thì phương Tây chú trọng đến tư duy [[phân tích]], [[siêu hình]] còn phương Đông chú trọng đến tư duy [[tổng hợp]], [[biện chứng]]. Nhưng nếu xét riêng ở phương Đông thì nếu đi từ bắc xuống nam ta sẽ thấy phía bắc Trung Quốc nặng về phân tích hơn tổng hợp, còn phía nam thì ngược lại, nặng về tổng hợp hơn phân tích. Triết lý âm dương bắt nguồn từ phương Nam, nhưng đối với các dân tộc [[Đông Nam Á]], do tính phân tích yếu nên họ chỉ lại ở tư duy âm dương sơ khai mang tính tổng hợp. Trong khi đó khối [[Dân tộc Việt Nam|Bách Việt]] đã phát triển và hoàn thiện nó. Tổ tiên [[người Hán]] cũng vậy, sau khi tiếp thu triết lý âm dương sơ khai, họ cũng phát triển nó nhưng do năng lực phân tích của họ mạnh hơn năng lực phân tích của người Bách Việt mà từ triết lý âm dương ban đầu, người Bách Việt và người Hán đã xây dựng nên hai hệ thống triết lý khác nhau.
 
Ở phương Nam, với lối tư duy mạnh về tổng hợp, người Bách Việt đã tạo ra mô hình vũ trụ với số lượng thành tố lẻ (dương): hai sinh ba (tam tài), ba sinh năm (ngũ hành). Chính vì thế mà [[Lão Tử]], một nhà triết học của [[nước Sở]] (thuộc phương Nam) lại cho rằng: "nhất sinh nhị, nhị sinh tam, tam sinh vạn vật". Tư duy số lẻ là một trong những nét đặc thù của phương Nam. Trong rất nhiều thành ngữ, tục ngữ [[Việt Nam]], các số lẻ như 1, 3, 5, 7, 9 xuất hiện rất nhiều. Ví dụ: "ba mặt một lời"; "ba vợ, bảy nàng hầu"; "tam sao, thất bản"...
 
Ở phương Bắc, với lối tư duy mạnh về phân tích, người Hán đã gọi âm dương là [[lưỡng nghi]], và bằng cách phân đôi thuần túy mà sinh ra mô hình vũ trụ chặt chẽ với số lượng thành tố chẵn (âm). Chính vì vậy [[Kinh Dịch]] trình bày sự hình thành vũ trụ như sau: "lưỡng nghi sinh tứ tượng, tứ tượng sinh bát quái, bát quái biến hóa vô cùng" (hai sinh bốn, bốn sinh tám). Người phương Bắc thích dùng số chẵn; ví dụ, "tứ đại", "tứ mã", "tứ trụ",... Lối tư duy như vậy, hoàn toàn không có chỗ cho [[ngũ hành]] - điều này cho thấy, quan niệm cho rằng "âm dương - ngũ hành - bát quái" chỉ là sản phẩm của người Hán có lẽ là một sai lầm.
 
== Ứng dụng trong thực tế ==