Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Xung đột biên giới Việt Nam–Campuchia (1975–1978)”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
n đánh vần, replaced: qui mô → quy mô
n đánh vần, replaced: chính qui → chính quy
Dòng 19:
Sau [[Chiến tranh Việt Nam]], Việt Nam và [[Campuchia]] xuất hiện nhiều mâu thuẫn. Tranh chấp và xung đột biên giới xảy ra liên tục trong các năm [[1977]] và [[1978]], nhưng cuộc xung đột thực ra đã bắt đầu ngay sau khi Sài Gòn thất thủ. Ngày [[4 tháng 5]] năm [[1975]], một toán quân [[Khmer Đỏ]] đột kích đảo [[Phú Quốc]]; sáu ngày sau, quân Khmer Đỏ đánh chiếm và hành quyết hơn 500 dân thường ở đảo [[Thổ Chu (quần đảo)|Thổ Chu]].<ref>{{chú thích web|url=http://suckhoedoisong.vn/200919161820891p0c30/neu-khong-co-bo-doi-tinh-nguyen-viet-nam-se-khong-co-dieu-ky-dieu-ay.htm|publisher=Suckhoedoisong.vn|title="Nếu không có bộ đội tình nguyện Việt Nam, sẽ không có điều kỳ diệu ấy"}}</ref> Tức giận trước hành vi gây hấn của Khmer Đỏ, Hà Nội phản công giành lại các đảo này. Trận đánh ở Phú Quốc làm nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam mới thành lập lo ngại, vì cùng thời gian đó, quan hệ Việt Nam và [[Trung Quốc]] đang xấu đi. Mối lo ngại này càng tăng thêm vì sự hiện diện của cố vấn Trung Quốc ở Campuchia và Trung Quốc tăng cường viện trợ quân sự cho lực lượng vũ trang Khmer Đỏ.<ref>Trong khoảng thời gian 1975 - 1977 Trung Quốc đã viện trợ cho Pol Polt 2 tàu chiến tốc độ cao tải trọng 800 tấn, 4 tàu tuần tiễu, 200 xe tăng, 300 xe bọc thép, 300 pháo, 6 máy bay tiêm kích, 2 máy bay ném bom, 1300 xe vận tải và 30.000 tấn đạn dược các loại. Ben Kiernan, trang 132-133.</ref>
 
Tiếp theo cuộc đột kích vào các đảo Thổ Chu và Phú Quốc, bên cạnh nhiều cuộc đột kích nhỏ, Khmer Đỏ tiến hành hai cuộc xâm nhập quy mô lớn vào Việt Nam. Cuộc tấn công lớn đầu tiên diễn ra vào tháng 4 năm 1977, quân chính quiquy Khmer Đỏ tiến sâu 10 [[kilômét|km]] vào lãnh thổ Việt Nam, chiếm một số vùng ở tỉnh [[An Giang]] và tàn sát một số lớn dân thường. Cuộc tấn công thứ hai diễn ra vào ngày 25 tháng 9 cùng năm. Lần này, 4 [[sư đoàn]] quân Khmer Đỏ đánh chiếm nhiều điểm ở các huyện Tân Biên, Bến Cầu, Châu Thành (tỉnh Tây Ninh), đốt phá 471 ngôi nhà, làm gần 800 người dân bị giết, bị thương hoặc mất tích<ref>''Lịch sử Sư đoàn bộ binh 5 (1965-2005)'', Nhà xuất bản Quân đội Nhân dân, Chương 5.II</ref>. Để trả đũa, ngày [[31 tháng 12]] năm [[1977]], sáu sư đoàn [[Quân đội Nhân dân Việt Nam]] đánh vào sâu trong đất Campuchia đến tận [[Neak Luong]] rồi mới rút lui từ ngày 5 tháng 1 năm 1978, mang theo một số nhân vật quan trọng bên phía Campuchia, trong đó có cả [[Thủ tướng]] tương lai [[Hun Sen]]. Cuộc tấn công này được xem là lời "cảnh cáo" Khmer Đỏ. Phía Việt Nam đề nghị một giải pháp ngoại giao nhằm thiết lập một vùng phi quân sự dọc biên giới, nhưng [[Pol Pot]] từ chối, và giao tranh tiếp diễn.
 
Ngày [[1 tháng 2]] năm [[1978]], Trung ương Đảng Cộng sản của [[Pol Pot]] họp bàn chủ trương chống Việt Nam và quyết định thành lập 15 sư đoàn. Trong nghị quyết của họ có ghi: "Chỉ cần mỗi ngày diệt vài chục, mỗi tháng diệt vài ngàn, mỗi năm diệt vài ba vạn thì có thể đánh 10, 15, đến 20 năm. Thực hiện 1 diệt 30, hy sinh 2 triệu người Campuchia để tiêu diệt 50 triệu<ref>Dân số Việt Nam khi đó chừng 54, 55 triệu người</ref> người Việt Nam"<ref>Nayan Chanda, trang 251</ref>. Pol Pot đã điều 13 trong số 17 sư đoàn chủ lực và một số trung đoàn địa phương liên tục tấn công vào lãnh thổ Việt Nam, có nơi vào sâu tới 15–20&nbsp;km. Trong các đợt tấn công đó, Khmer Đỏ đã thực hiện thảm sát đối với người Việt Nam, một ví dụ là [[thảm sát Ba Chúc|vụ thảm sát Ba Chúc]] vào tháng 4 năm 1978 với 3157 dân thường bị giết hại.