Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
民爲貴 (thảo luận | đóng góp)
Không có tóm lược sửa đổi
n Đã lùi lại sửa đổi của 民爲貴 (Thảo luận) quay về phiên bản cuối của 123.20.117.16
Dòng 1:
{{cấm vô hạn}}
[[Hình:Vietnamese Dragon green.svg|giữa|1000px]]
{{sockpuppeteer|blocked}}
{{cquote|"''Gần đây khi vấn đề [[Hoàng Sa]] nóng lên, một số người mới nhận ra nghiên cứu cổ học có giá trị. Chẳng hạn như nếu không có những người nghiên cứu, sưu tầm [[bản đồ]] cổ, sách cổ làm sao chúng ta có những cứ liệu lịch sử để chứng minh [[Hoàng Sa]] là của [[Việt Nam]] ? Nhưng cổ học có giá trị hơn thế nếu ta biết khai thác''" - Tiến sĩ [[Trần Trọng Dương]] chia sẻ.
 
[[Hình:Manuscrit en chinois au Vietnam.jpg|giữa|222px]]
 
Có một câu chuyện thực tế thế này, ở [[Nhật Bản]] và [[Hàn Quốc]], học sinh vẫn được dạy [[chữ Hán]], đến hết cấp III thì các bạn ấy trung bình biết được khoảng 2000 chữ thông dụng. Ở bậc đại học, đối với sinh viên các ngành khoa học nhân văn thì cổ văn là môn học bắt buộc. Khi ra trường, về cơ bản, họ có thể đọc hiểu các văn bản viết bằng [[Hán]] cổ. Khi nghiên cứu [[lịch sử]] - [[văn hóa]] thời cổ trung đại, một trong những công việc quan trọng hàng đầu chính là khai thác tối đa kho tư liệu [[chữ viết]] tương quan. Nhiều khi, người này tìm được hơn người kia một cuốn [[sách]] thì kết luận, quan điểm đã khác.
 
Còn ở [[Việt Nam]], thông thường người ta còn không phân biệt được [[tiếng Tàu]] hiện đại với tiếng Hán cổ và Hán Nôm, tất tần tật được cho là [[chữ Tàu]], thậm chí chữ lạ. Điều này dẫn đến một thực tế, khi tham quan [[đình]] [[chùa]], di tích lịch sử, hay khi tiếp xúc với những hoành phi câu đối, gia phả viết bằng văn tự [[Hán Nôm]], [[người Việt]] trở thành những du khách ngoại quốc trên chính nước mình. Còn trong lĩnh vực nghiên cứu, rõ ràng kho tư liệu [[Hán Nôm]] ở ta chưa được khai thác triệt để, nghiên cứu sử và văn hóa quanh đi quẩn lại toàn trích dẫn mấy cuốn sách quen thuộc đã được dịch ra [[quốc ngữ]] như ''[[Đại Việt sử ký toàn thư]]''... Vậy thì lấy đâu ra phát hiện mới, kiến thức mới. Trong khi nhận thức của [[người Việt]] về [[văn hóa]] - [[lịch sử]] nói chung thì quả thực rất đáng báo động.
 
[[Hình:Nguyệt-hoa vấn-đáp.jpg|giữa|222px]]
 
[[Miền Bắc Việt Nam]] chính thức chấm dứt việc dạy [[chữ Hán]] trong nhà trường kể từ năm 1950, sau cải cách [[giáo dục]]. Còn [[miền Nam Việt Nam]] dưới chế độ [[Việt Nam Cộng hòa]], [[Hán văn]] được dạy mỗi tuần 1 tiết, áp dụng cho học sinh từ trung học đệ nhất cấp. Ngoài ra :
 
1. [[Nhật Bản]] chưa từng phế bỏ [[chữ Hán]], dù vào thời [[cải cách Minh Trị]] từng có phong trào này.
 
2. [[Triều Tiên]] lập nước năm 1948, đến năm 1968 thì đưa [[Hán văn]] vào dạy ở cấp III theo chỉ đạo của [[Kim Nhật Thành]].
 
3. [[Hàn Quốc]] năm 1990, phong trào khôi phục [[chữ Hán]] diễn ra. Đến năm 1998, thì thành lập [[Hội liên hiệp Xúc tiến Giáo dục chữ Hán Toàn quốc]]. Các trường lúc này được tự quyền quyết định dạy [[chữ Hán]] tùy theo mức độ khác nhau. Năm 2009, hơn 20 vị tiền Thủ tướng cùng ký tên, kêu gọi [[Tổng thống]] [[Lee Myung-bak]] tăng cường [[giáo dục]] [[chữ Hán]]. Từ năm 2011 thì việc dạy [[chữ Hán]] được chính thức đưa vào cấp tiểu học.
 
4. [[Trung Quốc]] đầu [[thế kỷ XX]] từng có một loạt [[trí thức]] [[văn sĩ]] kêu gọi phế bỏ [[chữ Hán]] theo phong trào văn hóa mới, chính [[Lỗ Tấn]] từng nói "''Bất phế Hán tự, Trung Quốc tất vong''" (câu nói này sau đó được [[Phan Châu Trinh]] bắt chước : "''Bất phế Hán tự, bất túc dĩ cứu Nam quốc''"). [[Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa]] cũng từng thử dùng chữ [[bính âm]] (漢語拼音方案) thay cho [[chữ Hán]], nhưng bất thành.|||[[Trần Quang Đức]]}}
{{Thành viên yêu thích văn học}}
{{Thành viên mỹ thuật}}
{{Thành viên dự án Lịch sử}}
{{Thành viên dự án Đại Việt cổ phong}}
{{Thành viên dự án Việt Nam Cộng hòa}}
{{Thành viên yêu thích truyện tranh}}
[[Thể loại:Thành viên| ]]
[[Thể loại:Thành viên yêu thích Việt Nam Cộng hòa]]
[[Thể loại:Thành viên yêu thích Đức Quốc Xã]]
[[Thể loại:Thành viên các dự án Wikipedia]]
[[Thể loại:Thành viên dự án Đại Việt cổ phong]]
[[Thể loại:Thành viên dự án Việt Nam Cộng hòa]]
[[Thể loại:Biên dịch viên ở Wikipedia]]