Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Hội Kiến trúc sư Việt Nam”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Không có tóm lược sửa đổi
Dòng 62:
Đoàn Kiến trúc sư Việt Nam – tức Hội Kiến trúc sư Việt Nam ngày nay – có vinh dự được tổ chức hội nghị thành lập đầu tiên ở Việt Bắc. Ngay sau Tết Mậu Tý một tháng, vào trung tuần tháng ba năm 1948, dưới nắng chiều bên đồi cọ ở Ấm Thượng, Phú Thọ, họa sỹ Tô Ngọc Vân với cương vị Ủy viên Ban Chấp hành lâm thời Hội Văn nghệ Việt Nam, nhà văn Nguyễn Huy Tưởng phóng viên báo Văn nghệ đã cùng các kiến trúc sư ở Liên khu X: Tạ Mỹ Duật, Nguyễn Nghi, Võ Đức Diên bàn về Hội nghị kiến trúc sư toàn quốc, thảo luận về Đại hội Tập, về hoạt động nghề…
 
Ở Liên khu I, kiến trúc sư [[Hoàng Như Tiếp]] quan tâm nhiều đến giới nghề, ông thường xuyên gặp gỡ lãnh đạo Bộ Giao thông – Công chính, tiền thân của Bộ Xây dựng ngày nay để bàn về hoạt động của giới nghề. Ở Liên khu III, kiến trúc sư Trần Hữu Tiềm liên lạc thường xuyên với Bộ trưởng Trần Đăng Khoa và được biết Bác Hồ chỉ thị trong hoàn cảnh nào cũng phải tập hợp anh em kiến trúc sư tổ chức thành một đoàn thể vững mạnh để đóng góp cho kháng chiến và sau khi kháng chiến thắng lợi. Kiến trúc sư Trần Hữu Tiềm đã tìm mọi cách để liên lạc được với hơn một chục kiến trúc sư đang sống rải rác khắp nơi: Nguyễn Ngọc Chân và Đoàn Văn Minh ở Liên khu IV, Nguyễn Cao Luyện, Hoàng Như Tiếp và Phạm Quang Bình ở Liên khu I, Tạ Mỹ Duật, Nguyễn Nghi, Võ Đức Diên, Ngô Huy Quỳnh ở Liên khu X.
 
Ngày họp đã đươc ấn định. Đi đường vất vả nhất là ba kiến trúc sư ở Liên khu IV, Liên khu III. Các ông phải đi bộ mất trăm cây số, vừa đi vừa hỏi thăm đường, tránh vòng vây địch, nhiều hôm ngày nghỉ, đêm đi vì phải qua vùng tề. Ban ngày hướng về dãy núi Tam Đảo mà đi, ban đêm cứ nhằm hướng sao Bắc Đẩu mà thẳng tiến.