Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Norodom Sihanouk”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Holocat (thảo luận | đóng góp)
Holocat (thảo luận | đóng góp)
Dòng 133:
Tháng 2/1959, cơ quan Tình báo Phủ Tổng thống Việt Nam Cộng hòa hợp tác với tướng Campuchia Dap Chhoun âm mưu đảo chính lật đổ Sihanouk để đưa Sơn Ngọc Thành lên làm lãnh đạo Campuchia do Sihanouk có khuynh hướng ngả theo Bắc Kinh. Khi cuộc đảo chính bùng nổ thì lực lượng Quân khu V và Quân khu II của Việt Nam Cộng hòa sẽ tiến đến biên giới giúp Dap Chhoun chiếm lĩnh khu vực Đông - Bắc Campuchia. Tuy nhiên, giờ khởi sự bị đình lại vì Sơn Ngọc Thành qua Thái Lan để xin viện trợ quân sự cho mặt trận phía Tây. Chính sự trì hoãn này đã làm cho âm mưu bị bại lộ. Ngay khi phát hiện âm mưu đảo chính, Sihanouk giao Lon Nol thống lãnh lực lượng lính dù mở cuộc tấn công chớp nhoáng vào Siem Reap khi Dap Chhoun còn ngủ. Dap Chhoun cải trang trốn thoát. Quân Lon Nol chiếm dinh thống đốc Siem Reap và bắt được đầy đủ tang vật gồm 100kg vàng, hai điệp viên Việt Nam Cộng hòa và đài vô tuyến cùng một số vũ khí. Hôm sau, Sihanouk mời tất cả viên chức ngoại giao nước ngoài, trong đó có ông [[Ngô Trọng Hiếu]], đặc sứ Việt Nam Cộng hòa tại Campuchia, đến Siem Reap. Tại dinh thống đốc Siem Reap, Sihanouk không ngớt lời thóa mạ “kẻ thù dân tộc Khmer” và bọn “tay sai đế quốc" rồi trưng ra tất cả nhân chứng lẫn vật chứng trong đó có 100&nbsp;kg vàng đóng dấu ngân khố Việt Nam Cộng hòa, hệ thống điện đài và hai điệp viên mang thông hành Việt Nam Cộng hòa. Hai điệp viên Việt Nam Cộng hòa bị kết án tử hình còn Dap Chhoun bị lực lượng lính dù của Lon Nol bắt và hạ sát.<ref name="petrotimes"/>
 
Báo Nhân dân dẫn theo các báo Campuchia ngày 22-6-1961 cho biết tòa án Quân sự Campuchia kết án tử hình một điệp viên chính quyền Ngô Đình Diệm, về tội "mưu sát quốc vương và hoàng hậu Campuchia" và tội "làm gián điệp cho Mỹ- Diệm phá hoại nền an ninh Campuchia". Người này là chủ nhiệm tờ Hồn Việt và tờ Tự do xuất bản tại Nông Pênh các năm 1956-1957. Chính phủ Campuchia bắt được nhiều giấy tờ tỏ rõ điệp viên này nhận lệnh của chính quyền Ngô Đình Diệm "âm mưu phá hoại nền an ninh Campuchia", trong đó có cả thư khen của ông Diệm gửi cho ông ta<ref>Nhân Dân ngày 26 Tháng Hai 1961</ref>. Kế hoạch ám sát Sihanouk được ông Ngô Đình Nhu và Trần Kim Tuyến thảo luận chi tiết, sau khi mưu đảo chính tại Campuchia thất bại. Tuy nhiên âm mưu ám sát bất thành do Sihanouk may mắn thoát chết.<ref name="petrotimes">[http://petrotimes.vn/news/vn/quoc-te/ho-so-su-kien/hai-ong-diem-nhu-va-nhung-chien-dich-pha-dam-sihanouk.html Hai ông Diệm - Nhu và những chiến dịch “phá đám” Sihanouk], PetroTimes, 25/10/2012</ref>. [[Phạm Trọng Nhơn]] là thủ phạm của vụ này.<ref>Quốc Đại: Ai giết anh em Ngô Đình Diệm? Nhà xuất bản Thanh Niên, 2003</ref> Theo báo An ninh Thế giới, Sihanouk thoát chết là nhờ một điệp viên của [[Việt Nam Dân chủ Cộng hòa]] là Ba Quốc (tên thật là [[Đặng Trần Đức]]), phụ tá Phó Giám đốc [[Sở Nghiên cứu Chính trị Việt Nam Cộng hòa]], tham gia vào âm mưu ám sát đã cài đặt bom lệch giờ<ref>[http://antg.cand.com.vn/Tu-lieu-antg/Vu-am-sat-Hoang-than-Sihanouk-339236/ Chuyện về điệp viên Ba Quốc: Vụ ám sát Hoàng thân Sihanouk], 28/01/2015, Báo An ninh Thế giới</ref>.
 
=== Giai đoạn 1965-1969 ===