Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Con dê gánh tội”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
clean up, replaced: → (3) using AWB
Dòng 6:
 
==Nghi thức==
Cựu Ước báo trước trong nghi lễ tạm gọi là ''Oan dương'', theo đó Dương là con dê, oan là mang lấy oan nghiệt, tội vạ lên mình nó. Ngày [[10 tháng 7]], dân Do Thái cử hành đại lễ Đền tội một cách long trọng. Họ phải hãm mình và [[ăn chay]] chung. Sau khi vị tư tế chọn thăm dâng một con dê cho Azazel, người ta dẫn con dê còn sống tới. Vị tư tế đặt hai tay lên đầu con dê này, rồi xưng thú trên nó tất cả lỗi lầm của toàn dân hay còn gọi là động tác xưng mọi tội lỗi của cả dân sự. Ông này trút tất cả những tội lỗi đó lên mình con dê gánh tội hay oan dương.
[[Tập tin:Webb Sending Out the Scapegoat.jpg|300px|nhỏ|phải|Cảnh đuổi con dê gánh tội này ra sa mạc]]
Sau khi xưng thú tội cộng đồng xong, vị tư tế sẽ nhờ một người phục dịch dẫn con dê này thả sâu vào [[sa mạc]], nơi đồng vắng, là nơi hoang vu để thả nó ra, cho nó trốn thoát. Người thả dê khi trở về phải làm những việc thanh tẩy để tránh sự uế tạp lây lan từ chính con dê đó. Anh chàng này phải giặt áo và [[tắm]] rửa một cách thật kỷ lưỡng trước khi anh ta trở về và tái hòa nhập với [[cộng đồng]]. Lê-vi Ký 16:22 chép: ''Vậy là, con dê đực đó sẽ gánh trên mình các tội ác của dân Do Thái ra nơi hoang địa''.
Dòng 22:
Con dê gánh tội đã sống trong đói khát và sợ hãi, phải ở giữa loài thú dữ dằn, bị phanh thây nơi hàm một con sư tử hay một bầy sói, thì Chúa cũng phải bị chịu sự trừng phạt của pháp luật La Mã bằng hình thức đóng đinh, treo trên cây thập tự. Thực tế cho thấy cuộc đời của Chúa gắn liền với nỗi thống khổ, dù sống trong sự khiêm hạnh nhưng sau đó do truyền bá giáo lý mà bị Chính quyền [[La Mã]] bắt và hành hạ sau đó tử hình. Con dê đực bị giết về phần Giê-hô-va là một mặt của [[sự chết của Chúa]]. Con dê đực để sống nghĩa bóng về một mặt của công việc chúa.
 
Về phần con dê đực bị đuổi ấy là một vấn đề khó, nó bị đuổi đi nghĩa là mang tội lỗi của dân sự đi xa cách khỏi mặt Đức Giê-hô-va (Thi 103:12; Mi 7:19; Ês 38:17; 43:25), con dê đực mang gánh nặng tội lỗi đi để dời đi cách hoàn toàn chỉ về ảnh hưởng sạch tội của đức tin trong của lễ đó. Đây là hình ảnh Chúa Giêsu Kitô gánh nhận trên vai mọi tội lỗi của dân sự, như [[Isaia]] đã nói lên trước đây rằng: ''Người này đã gánh mọi tội ác, mọi yếu đuối trên mình''.
 
Con dê thuộc A-xa-sên làm hình bóng về Chúa Jesus mang tội lỗi và yêu cầu phải ăn năn tội và cầu xin sự tha thứ của Chúa. Con dê thuộc về A-xa-sên không bị giết mang ý nghĩa Chúa Jesus chịu chết chỉ một lần trên [[Thánh Giá|thập tự giá]], máu ông này chỉ đổ ra lần một lần là đủ linh nghiệm để tha thứ cho tội lỗi. Chúa Jesus không cần phải chịu chết thêm lần nào nữa (Hê-bơ-rơ 10:10), và vì không dùng huyết của dê đực và của bò con, nhưng dùng chính huyết mình, mà được sự chuộc tội nhiều đời. Đó là lý do tại sao con dê thứ hai không phải chịu chết.
Dòng 32:
* Zatelli, Ida (April 1998). "The Origin of the Biblical Scapegoat Ritual: The Evidence of Two Eblaite Text". Vetus Testamentum 48 (2): 254–263. doi:10.1163/1568533982721604
* David P. Wright, The Disposal of the Impurity: Elimination Rites in the Bible and in Hittite and Mesopotamian Literature (Atlanta: Scholars Press) 1987:15-74.
* Frazer, Sir James, The Golden Bough. Worsworth Reference. pp 578. ISBN 1-85326-310-9
* The Golden Bough pp569 Sir James Frazer, Worsworth Reference ISBN 1-85326-310-9