Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Rosa Luxemburg”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Muchay (thảo luận | đóng góp)
(Commons): RLuxemburgCpWz.jpg - Rosa Luxemburg 1895
Dòng 8:
Khi gia đình dọn lên [[Warszawa]] bà học từ năm 1880 tại một trường trung học phổ thông dành cho thiếu nữ. Ngay từ khi còn đi học, bắt đầu từ năm 1886 bà đã tham gia vào đảng Công nhân Ba Lan. Đảng này được thành lập vào năm 1882 và ngay năm sau đã là đảng công nhân đầu tiên tổ chức biểu tình tập thể. Nhiều người cầm đầu do đó bị xử tử và đảng bị giải tán. Một vài nhóm trong đảng này phải hoạt động bí mật, Rosa Luxemburg đã tham gia vào một trong những nhóm đó.
 
Năm 1888 bà đậu tú tài một cách xuất sắc được khen thưởng. Năm kế tiếp bà gặp nguy cơ là có thể bị bắt, vì đã bị lộ là thành viên đảng phái bất hợp pháp nên phải chạy trốn sang [[Zürich]], Thụy , nơi tị nạn của nhiều nhà trí thức Ba Lan và Nga. Ở đó bà tham dự vào nhóm công nhân và di cư của địa phương, chẳng bao lâu có tiếng là những nhà lý thuyết dẫn đầu của phong trào công nhân Ba Lan. Bà học tại đại học Zürich các môn [[triết học]], [[khoa học lịch sử]], [[chính trị học]], [[kinh tế]] và [[toán học]]. Bà chú trọng vào khoa học kinh tế chính trị và [[chính trị học]], thời trung cổ cũng như khủng hoảng kinh tế và khủng hoảng hối phiếu.
[[Hình:RLuxemburgCpWz.jpg|nhỏ|350px|Rosa Luxemburg (năm 1895)]]
Năm 1893 Rosa Luxemburg cùng với Leo Jogiches và Julian Marchlewski thành lập đảng Dân chủ Xã hội Vương quốc Ba Lan (SDKP), năm 1900 đổi tên thành đảng Dân chủ Xã hội Vương quốc Ba Lan và Litva (SDKPiL), có khuynh hướng cách mạng hơn là đảng Xã hội chủ nghĩa Ba Lan đương thời (PPS). Đảng này tranh đấu cho sự độc lập của Ba Lan và muốn xây dựng một chế độ dân chủ. Rosa Luxemburg chỉ trích nặng nề tư tưởng Dân tộc này trong tờ báo tị nạn ở Paris ''Sprawa Robotnicza'' với quan điểm là Ba Lan chỉ có thể độc lập qua một cuộc cách mạng tại đế quốc Đức, tại đế quốc quân chủ Áo-Hung và đế quốc quân chủ Nga. Bởi vậy vấn đề ưu tiên phải là cuộc đấu tranh chống lại [[chủ nghĩa Tư bản]] và [[Chế độ quân chủ]] tại khắp mọi nơi ở Âu châu. Chỉ khi nào những việc này thành công thì mới có thể thực hiện được quyền tự chủ của các dân tộc. Niềm tin này là một phần của những tranh cãi với [[Vladimir Ilyich Lenin]], người cho rằng phong trào giải phóng Ba Lan và các quốc gia khác là bước đầu dẫn đến Chủ nghĩa xã hội vì vậy muốn ủng hộ nó.