Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Sao Thiên Vương”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
n →‎Khoảng lặng đối lưu: chính tả, replaced: đặ trưng → đặc trưng
n →‎Tầng thượng quyển: clean up, replaced: tạo lên → tạo nên using AWB
Dòng 207:
 
=== Tầng thượng quyển ===
Tầng giữa của khí quyển Sao Thiên Vương là [[tầng bình lưu]], với nhiệt độ nói chung tăng theo độ cao từ 53 K bắt đầu tại khoảng lặng đối lưu đến 800 hoặc 850 K tại nơi tiếp giáp với [[tầng nhiệt]].<ref name="Herbert Sandel et al. 1987" /> Nhiệt độ của tầng bình lưu do các phân tử mêtan và hiđrôcacbon hấp thụ bức xạ UV và IR đến từ Mặt Trời,<ref name="Young et al. 2001" /> trong đó các hiđrôcacbon hình thành từ quá trình quang ly của mêtan dưới tác dụng của ánh sáng.<ref name="Summers & Strobel 1989" /> Năng lượng nhiệt cũng được dẫn từ tầng nhiệt nóng bên trên.<ref name="Young et al. 2001" /> Các hiđrôcacbon nằm ở phạm vi cao độ tương đối hẹp giữa 100 và 300&nbsp;km tương ứng với áp suất 10 giảm tới 0,1 mBar (1000 xuống 10 kPa) và nhiệt độ trong khoảng 75 tới 170 K.<ref name="Bishop Atreya et al. 1990" /><ref name="Burgdorf Orton et al. 2006" /> Những hiđrôcacbon phổ biến nhất là mêtan, axetylen và êtan với tỉ số trộn bằng xấp xỉ 10<sup>−7</sup> so với hiđrô. Tỉ số trộn của cacbon mônôxít là cũng giống như thế ở những độ cao này.<ref name="Bishop Atreya et al. 1990" /><ref name="Burgdorf Orton et al. 2006" /><ref name="Encrenaz Lellouch et al. 2004" /> Những hiđrôcacbon nặng hơn và cacbon điôxít có tỉ số trộn gấp ba bậc độ lớn so với hiđrôcacbon nhẹ hơn.<ref name="Burgdorf Orton et al. 2006" /> Tỉ số của nước bằng 7{{e|-9}}.<ref name="Encrenaz 2003" /> Êtan và axetylen có xu hướng ngưng tụ lại trong những vùng lạnh hơn của tầng bình lưu và ở khoảng lặng đối lưu (với mức áp suất dưới 10 mBar) tạo lênnên những đám mây mờ mịt,<ref name="Summers & Strobel 1989" /> đây chính là một phần trong những dải mây xuất hiện trên hình ảnh của Sao Thiên Vương. Độ tập trung của các hiđrôcacbon trong tầng bình lưu bên trên lớp mây mờ mịt nhỏ hơn so với độ tập trung của các hợp chất này trong tầng bình lưu của những hành tinh khí khổng lồ khác.<ref name="Bishop Atreya et al. 1990" /><ref name="Herbert & Sandel 1999" />
 
Tầng ngoài cùng của khí quyển Sao Thiên Vương là tầng nhiệt và vành nhật hoa (corona) của hành tinh, chúng có nhiệt độ đồng đều xung quanh 800 đến 850 K.<ref name="Lunine 1993" /><ref name="Herbert & Sandel 1999" /> Các nhà thiên văn vẫn chưa hiểu nguồn nhiệt năng nào duy trì giá trị nhiệt độ cao như vậy, hoặc là từ nguồn bức xạ nhiệt tia tử ngoại Mặt Trời hoặc là do hoạt động của [[cực quang]] cung cấp nguồn năng lượng cần thiết cho tầng ngoài cùng khí quyển. Ảnh hưởng của sự lạnh đi cũng nhỏ do thiếu hụt những hiđrôcacbon trong tầng bình lưu ở mức áp suất trên 0,1 mBar cũng có thể là yếu tố làm cho nhiệt độ của tầng nhiệt cao như thế.<ref name="Herbert Sandel et al. 1987" /><ref name="Herbert & Sandel 1999" /> Ngoài phân tử hiđrô, tầng nhiệt và corona còn chứa rất nhiều nguyên tử hiđrô tự do. Do chúng có khối lượng nhỏ kết hợp với nhiệt độ cao tại tầng này có thể giải thích tại sao vành nhật hoa hành tinh lại mở rộng xa đến 50.000&nbsp;km hay gấp hai lần bán kính Sao Thiên Vương.<ref name="Herbert Sandel et al. 1987" /><ref name="Herbert & Sandel 1999" /> Vành nhật hoa (corona) mở rộng là một đặc điểm chỉ có ở hành tinh này.<ref name="Herbert & Sandel 1999" /> Ảnh hưởng của vành này bao gồm nó kéo những hạt nhỏ quay quanh Sao Thiên Vương, dẫn đến suy giảm dần những hạt bụi trong vành đai hành tinh.<ref name="Herbert Sandel et al. 1987" /> Tầng nhiệt Sao Thiên Vương, cùng với phần phía trên của tầng bình lưu, tương ứng chính là [[tầng ion]] của hành tinh.<ref name="Tyler 1986" /> Quan trắc cho thấy tầng ion nằm ở độ cao từ 2.000 đến 10.000&nbsp;km.<ref name="Tyler 1986" /> Tầng ion của Thiên Vương Tinh có mật độ dày đặc hơn so với của Sao Thổ và Sao Hải Vương, mà những tầng này xuất hiện từ sự bay lên của những hiđrôcacbon phân bố thưa thớt trong tầng bình lưu của Sao Thổ và Sao Hải Vương.<ref name="Herbert & Sandel 1999" /><ref name="Trafton Miller et al. 1999" /> Tầng ion của Sao Thiên Vương được duy trì chủ yếu bởi bức xạ UV và mật độ của tầng phụ thuộc vào cường độ hoạt động của gió Mặt Trời.<ref name="Encrenaz Drossart et al. 2003" /> Hoạt động cực quang trên hành tinh là không đáng kể so với của Sao Mộc và Sao Thổ.<ref name="Herbert & Sandel 1999" /><ref name="Lam Miller et al. 1997" />