Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Giao Chỉ”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Dòng 75:
[[Tập tin:IndoChine1609(India orientalis).jpg|nhỏ|phải|Bản đồ Đông Nam Á năm 1609, nước [[Đại Việt]] được người phương Tây gọi là Cochinchina (tức là Cochin gần Trung Quốc) để phân biệt với địa danh Cochin nằm ở bờ tây nam Ấn Độ.]]
Giao Chỉ còn được dùng để gọi người Việt cổ. Chữ ''Giao'' (交) nghĩa là giao nhau, qua lại, kết hợp với nhau. Ý kiến quan trọng khác chữ Giao trong Giao chỉ liên quan đến ''Giao Long'' là một linh vật của vùng này mà sau này phổ biến rộng rãi hơn trong vùng được biết như là con ''Rồng''. Riêng chữ ''Chỉ'' không được chép và lý giải thống nhất.
 
Người phương Tây gọi Giao Chỉ qua phiên âm Latinh thành Cochin, nhưng tại [[Ấn Độ]] cũng có một thành phố [[Kochi, Ấn Độ|Cochin]] kinh đô của [[vương quốc Cochin]], nên họ gọi Giao Chỉ thành '''Cochinchina''' (tức là Cochin gần Trung Quốc). Tên Cochinchina, ban đầu (khoảng thế kỷ 16) để chỉ nước [[Đại Việt]] (vương quốc Giao Chỉ), khi những nhà truyền đạo phương tây tiếp xúc với Việt Nam. Sau đến thời [[Trịnh - Nguyễn phân tranh]], thì Cochinchina được người phương Tây dùng để chỉ xứ [[Đàng Trong]] của các [[chúa Nguyễn]], còn [[Đàng Ngoài]] thì được gọi là Tonkin (theo tên kinh đô [[Thăng Long|Đông Kinh]]). Thời [[nhà Nguyễn]], người phương Tây gọi [[Nam Kỳ Lục tỉnh]] của nước [[Đại Nam]] (Việt Nam) là Basse-Cochinchine, hay Basse-Cochinchina. Đến thời [[Pháp thuộc]], Cochinchina được dùng để gọi riêng cho xứ [[Nam Kỳ]] thuộc Pháp.
 
Các sách ''[[Sử ký Tư Mã Thiên]]'', ''[[Hán thư]]'',... viết chữ ''Chỉ'' có bộ "phụ" (阯) ở bên. Còn các sách ''Hậu Hán thư'', ''Từ nguyên'', ''Từ hải'',... lại viết có bộ "túc" (趾) ở bên.