Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Thời kỳ Bắc thuộc lần thứ hai”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Dòng 9:
Sau khi [[Hai Bà Trưng]] thất bại, nhà [[Nhà Hán#Sự trỗi dậy và sụp đổ của nhà Đông Hán|Đông Hán]] tiếp tục duy trì sự cai trị tại [[bộ Giao Chỉ]]. Cuối [[thế kỷ 2]], nhà Đông Hán suy yếu, chiến tranh quân phiệt bùng nổ. [[Hán Hiến Đế]] bị các quyền thần thay nhau khống chế.
 
Trước tình hình đó, Thái thú quận [[Giao Chỉ]] là [[Sĩ Tiếp|Sĩ Nhiếp]] xin nhà Hán cho 3 người em là Sĩ Nhất, Sĩ Vĩ và Sĩ Vũ làm thái thú các quận: Sĩ Nhất làm Thái thú [[Hợp Phố quận|Hợp Phố]], Sĩ Vĩ làm Thái thú [[Cửu Chân]], Sĩ Vũ làm Thái thú [[Nam Hải quận|Nam Hải]]. Triều đình [[nhà Hán]] do rối loạn trong nước không thể quản lý [[bộ Giao Chỉ]] xa xôi nên mặc nhiên thừa nhận. Từ đó thế lực họ Sĩ ở Giao Chỉ rất lớn.
 
Năm 192, người bản địa quận [[Nhật Nam]] theo [[Khu Liên]] khởi binh chống nhà Hán và thành lập nước [[Chăm Pa]] độc lập. Lực lượng nhà Hán ở phía nam yếu ớt không chống nổi, bất lực trước sự ly khai của Khu Liên. Từ đó phía nam Nhật Nam trở thành nước Chăm Pa, tách hẳn sự cai trị của nhà Hán và các triều đại Trung Quốc sau này.
Dòng 19:
Năm 206, Trương Tân bị bộ tướng Khu Cảnh giết chết. Khi đó [[Lưu Biểu]] đã trấn giữ Kinh Châu không thần phục Tào Tháo, bèn sai thủ hạ là Lại Cung sang làm quan mục [[Giao Châu]]. Cùng lúc, thái thú quận Thương Ngô là Sử Hoàng cũng chết, Lưu Biểu vội sai Ngô Cự đi cùng Lại Cung sang làm thái thú Thương Ngô.
 
Năm 207, Tào Tháo can thiệp vào [[Giao Châu]], sai người đưa thư phong Sĩ Nhiếp làm Tuy Nam trung lang tướng, cho quản lý cả 7 quận [[Giao Châu]][[Nam Hải quận|Nam Hải]], [[Uất Lâm]], [[Thương Ngô (địa danh cổ)|Thương Ngô]], [[Hợp Phố quận|Hợp Phố]], [[Giao Chỉ]], [[Cửu Chân]][[Nhật Nam]] và kiêm thái thú quận [[Giao Chỉ]] như trước. Trong khi đó hai thủ hạ của Lưu Biểu là Ngô Cự và Lại Cung lại bất hòa. Hai người chưa tới nơi trấn trị đã trở mặt đánh nhau. Ngô Cự đánh đuổi Lại Cung về quận Linh Lăng thuộc Kinh Châu dưới quyền quản lý của Lưu Biểu.
 
===Thời Tam Quốc===
Dòng 28:
Tuy Bộ Trắc làm thứ sử nhưng thế lực của họ Sĩ vẫn rất lớn và thực quyền cai quản trong tay họ Sĩ. Sĩ Nhiếp sai con là Sĩ Hâm sang làm con tin ở Kiến Nghiệp với Tôn Quyền và được phong làm Long Biên hầu.
 
Năm 226, Sĩ Nhiếp chết. Sĩ Huy tự mình lên thay chức thái thú quận [[Giao Chỉ]] không xin lệnh Tôn Quyền. Để tăng cường quản lý phía nam, Tôn Quyền chia [[Giao Châu]] cũ của nhà Hán làm hai: lấy 3 quận [[Nam Hải quận|Nam Hải]], [[Uất Lâm]], [[Thương Ngô (địa danh cổ)|Thương Ngô]] phía bắc hợp thành [[Quảng Châu (địa danh cổ)|Quảng Châu]], giao cho Lã Đại làm thứ sử; Giao Châu chỉ còn 4 quận phía nam là [[Hợp Phố quận|Hợp Phố]], [[Giao Chỉ]], [[Cửu Chân]] và một phần quận [[Nhật Nam]], giao cho Trần Thì làm thứ sử. Tuy nhiên Sĩ Huy mang quân ngăn trở Trần Thì đến nhận chức. Tôn Quyền sai Lã Đại mang quân sang đánh để triệt bỏ họ Sĩ. Lã Đại lừa giết anh em Sĩ Huy và chiếm lấy Giao châu. Từ đó Giao châu hoàn toàn thuộc về Đông Ngô. Tôn Quyền lại bỏ [[Quảng Châu (địa danh cổ)|Quảng Châu]], khôi phục [[Giao Châu]] gồm 7 quận như cũ, cho Lã Đại làm Giao Châu mục.
 
Cuối năm 263, Tào Ngụy diệt Thục Hán. Viên lại ở quận [[Giao Chỉ]] là Lã Hưng giết chết thái thú Tôn Tư của Đông Ngô, mang quận về hàng Tào Ngụy.
 
Vua Ngô là Cảnh Đế [[Tôn Hưu]] vội chia lại Giao châu như ý định của Tôn Quyền năm 226: tách 3 quận [[Nam Hải quận|Nam Hải]], [[Uất Lâm]], [[Thương Ngô (địa danh cổ)|Thương Ngô]] phía bắc hợp thành [[Quảng Châu (địa danh cổ)|Quảng Châu]], đặt trị sở ở [[Phiên Ngung (địa danh cổ)|Phiên Ngung]] và Giao Châu gồm 4 quận phía nam là [[Hợp Phố quận|Hợp Phố]], [[Giao Chỉ]], [[Cửu Chân]][[Nhật Nam]].
 
Quyền thần nhà Ngụy là [[Tư Mã Chiêu]] nhân danh Ngụy Nguyên Đế [[Tào Ngụy Nguyên Đế|Tào Hoán]] phong cho Lã Hưng làm An Nam tướng quân, coi việc binh ở Giao châu và sai Hoắc Dặc sang làm Thứ sử Giao châu. Cuối năm 264, Lã Hưng bị thủ hạ là công tào Lý Thống giết chết.
Dòng 38:
Năm 265, con Tư Mã Chiêu là [[Tấn Vũ Đế|Tư Mã Viêm]] cướp ngôi nhà Ngụy, lập ra [[nhà Tấn]]. Hoắc Dặc tiến cử Dương Tắc sang thay cho Lã Hưng vừa bị giết, vua Tấn đồng ý.
 
Năm 268, Ngô Mạt Đế [[Tôn Hạo]] phong Lưu Tuấn làm thứ sử Giao châu, sai đánh chiếm lại từ tay nhà Tấn, nhưng bị Dương Tắc đánh bại 3 lần. Quận [[Uất Lâm]] thuộc [[Quảng Châu (địa danh cổ)|Quảng Châu]] của nhà Ngô cũng bị Dương Tắc chiếm đóng. Nhà Tấn theo tiến cử của Tắc, cho Mao Quế làm thái thú quận [[Uất Lâm]].
 
Năm 271, Tôn Hạo lại sai [[Đào Hoàng]] sang đánh Giao châu. Lần này quân Ngô thắng trận, Đào Hoàng bắt được Dương Tắc và giết Mao Quế. Tuy nhiên Lý Tộ vẫn chiếm giữ quận [[Cửu Chân]] theo Tấn, không hàng Ngô. Sau đó Đào Hoàng đánh lâu ngày mới hạ được [[Cửu Chân]]. Toàn Giao châu trở về Đông Ngô, Đào Hoàng được phong làm Giao châu mục.
 
Năm 280, [[Tấn Vũ Đế]] diệt Ngô, bắt Tôn Hạo. Hạo viết thư khuyên Đào Hoàng hàng Tấn. Hoàng đầu hàng, được giữ chức cũ tới khi qua đời năm 300. Từ đó Giao châu thuộc nhà Tấn.