Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Thời kỳ Bắc thuộc lần thứ nhất”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Thẻ: Sửa đổi di động Sửa đổi từ trang di động
Không có tóm lược sửa đổi
Thẻ: Sửa đổi di động Sửa đổi từ trang di động
Dòng 15:
{{xem thêm|Nhà Triệu|Nam Việt|Lữ Gia}}
 
Sau khi sáp nhập [[Âu Lạc]] vào Nam Việt, [[Triệu Đà]] chia lãnh thổ làm 2 quận [[Giao Chỉ]] và [[Cửu Chân]]. Trông coi 2 quận này là hai viên ''quan Sứ'' (đại diện cho triều đình [[Phiên Ngung (địa danh cổ)|Phiên Ngung]]), bao gồm: Điển sứ coi việc hành chính và Tả tướng coi việc quân sự.<ref>[[Phạm Văn Sơn]] trong ''[[Việt sử toàn thư]]'' có viết: "Đà chỉ chia Âu Lạc ra thành hai quận Giao Chỉ và Cửu Chân. Có lẽ quận Giao Chỉ gồm hết địa phận Bắc Việt và một phần đất phía Nam tỉnh Quảng Tây nữa. Ở mỗi quận, Đà đặt một quan Điển sứ để coi việc chính trị, hành chính, một quan Tả tướng coi việc quân sự, còn các quý tộc bản xứ vẫn giữ được thái ấp và trị dân như cũ."</ref> Sử cũ ghi nhận Tả tướng cuối cùng thời [[nhà Triệu|Triệu]] là Hoàng Đồng.
 
Theo ý kiến các sử gia, điều này chứng tỏ nhà Triệu không trực tiếp cai trị [[Giao Chỉ]] và [[Cửu Chân]], người [[Âu Lạc]] cũ chỉ mất một triều đình độc lập do người bản địa đứng đầu, chế độ Lạc tướng cha truyền con nối vẫn được duy trì và tổ chức vùng (bộ) của người Việt vẫn chưa bị xóa bỏ<ref name="LSVN153">[[Phan Huy Lê]], [[Trần Quốc Vượng]], [[Hà Văn Tấn]], [[Lương Ninh]], sách đã dẫn, tr 153</ref>. Thậm chí, trong vùng đất [[Cổ Loa]] cũ của [[An Dương Vương]] còn có vương hiệu ([[Tây Vu Vương]]).
 
Các sử gia cũng đánh giá: việc tiếp tục chế độ [[Lạc tướng]] của [[người Việt]] là chính sách cai trị tốt của [[nhà Triệu]], vì triều đình Nam Việt sở dĩ tồn tại được, ngoài sự phù trợ của một số người Hán còn có sự ủng hộ của các tộc trưởng địa phương người Việt<ref name="LSVN153"/>. Các tộc trưởng người Việt, Lạc tướng vẫn cai trị, hàng năm cống nộp cho vua Triệu thông qua hai quan Sứ. Giúp việc cho hai quan Sứ có một số quan chức cả [[người Nam Việt]] lẫn người Việt Giao Chỉ<ref name="LSVN154">[[Phan Huy Lê]], [[Trần Quốc Vượng]], [[Hà Văn Tấn]], [[Lương Ninh]], sách đã dẫn, tr 154</ref>.
 
Ở quận [[Quế Lâm quận|Quế Lâm]], nhà Triệu đặt một viên quan Giám để trông coi. Sử cũ ghi nhận vị quan Giám cuối cùng của quận Quế Lâm là Cư Ông (居翁).<ref>''[https://zh.wikisource.org/wiki/%E5%8F%B2%E8%A8%98/%E5%8D%B7113 Sử ký Tư Mã Thiên]'', Quyển 113, mục Nam Việt liệt truyện, chép: "蒼梧王趙光者,越王同姓,聞漢兵至,及越揭陽令定自定屬漢;越桂林監居翁諭甌駱屬漢:皆得為侯。" (Thương Ngô vương Triệu Quang giả, Việt Vương đồng tính, vấn Hán binh chí, cập Việt Yết Dương lệnh Định Tự Định thuộc Hán; Việt Quế Lâm giám Cư Ông dụ Âu Lạc thuộc Hán: giai đắc vi hầu)</ref><ref>''[https://zh.wikisource.org/wiki/%E6%BC%A2%E6%9B%B8/%E5%8D%B7095 Hán thư]'', Quyển 95, mục Tây Nam Di Lưỡng Việt Triều Tiên truyện, chép: "粵桂林監居翁諭告甌駱四十余萬口降,爲湘城侯。" (Việt Quế Lâm giám Cư Ông dụ cáo Âu Lạc tứ thập dư vạn khẩu hàng vi Tương Thành hầu)</ref>
 
[[Nhà Triệu]] phong cho họ hàng tông thất được tước Vương ở đất [[Thương Ngô (địa danh cổ)|Thương Ngô]], hiệu là [[Thương Ngô Vương]]. Sử cũ cho biết [[Triệu Quang]] là Thương Ngô Vương cuối cùng.
 
Riêng quận [[Nam Hải quận|Nam Hải]] do triều đình [[nhà Triệu]] trực tiếp cai trị và là nơi đặt kinh đô [[Phiên Ngung (địa danh cổ)|Phiên Ngung]]. Dưới đơn vị cấp quận là cấp huyện. Sử cũ ghi nhận vào giai đoạn cuối thời [[nhà Triệu|Triệu]], Sử Định là quan Huyện lệnh huyện Yết Dương thuộc quận [[Nam Hải quận|Nam Hải]].