Khác biệt giữa bản sửa đổi của “SMS Scharnhorst”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
TRMC (thảo luận | đóng góp)
TRMC (thảo luận | đóng góp)
Dòng 79:
 
Vào tháng 1, ''Scharnhorst'', ''Leipzig'' và ''Luchs'' đã thực hiện một chuyến du hành tới các cảng Đông Nam Á, bao gồm [[Bangkok]], [[Manila]] và dừng lại ở [[Sumatra]] và [[Bắc Borneo]]. Vào ngày 22 tháng 3, ''Scharnhorst'' và ''Leipzig'' đã quay về cảng nhà ở [[Thanh Đảo]]. Đang lúc ấy, ''Arcona'' đã rời hải đội Đông Á vào tháng 2, thay thế nó là {{SMS|Nürnberg|1906|2}} và đã đến ngày 09 tháng 4. Ingenohl bấy giờ đã được thăng lên làm ''Vizeadmiral'' ([[Phó Đô đốc]]), khởi hành quay về Đức vào ngày 6 tháng 6 và đã được thay thế bởi Chuẩng Đô đốc [[Erich Gühler]]. Tân chỉ huy của hải đội đi cùng ''Scharnhorst'' và ''Nürnberg'' trên một chuyến tuần du tới các thuộc địa Đức ở Thái Bình Dương, và khởi hành vào ngày 20 tháng 6. Điểm dừng chân bao gồm [[quần đảo Mariana]], [[Chuuk|Truk]], và [[Apia]] tại [[Samoa thuộc Đức]]. Tại điệm dừng chân cuối cùng, các con tàu đã gặp các [[tàu tuần dương không được bảo vệ]] là {{SMS|Cormoran|1892|2}} và {{SMS|Condor||2}}, cả hai đều là tàu đồn trú cho Trạm biển phía Nam. Trong khi đó, tàu tuần dương hạng nhẹ mới là {{SMS|Emden|1908|2}} đã cập bến ngày 22 tháng 7, tiếp tục tăng cường Hải đội Đông Á.{{sfn|Hildebrand, Röhr & Steinmetz|p=107}}
 
[[File:SMS Scharnhorst (1).jpg|thumb|left|Hình ảnh thời tiền chiến của ''Scharnhorst''|alt=Một tàu chiến lớn màu trắng thả neo trong vùng biển tĩnh lặng, với một chiếc thuyền nhỏ bên cạnh]]
 
Năm 1910, ''Scharnhorst'' giành giải ''Kaiser's Schießpreis'' (Cuộc thi bắn pháo) cho pháo binh xuất sắc trong Hải đội Á Đông. Ngày 25 tháng 11, ''Scharnhorst'' và phần còn lại của hải đội đã khởi hành đến Hồng Kông và [[Nam Kinh]]; trong khi ở Hồng Kông, một ổ [[Sốt phát ban|dịch sốt phát ban]] xảy ra. Một trong số những người bị nhiễm là Gühler, người qua đời vì căn bệnh này vào ngày 21 tháng 1 năm 1911. Trong khi đó, tình trạng bất ổn đã xảy ra ở Ponape và yêu cầu sự hiện diện của hai chiếc ''Emden'' và ''Nürnberg''. ''Scharnhorst'', thay vì thực hiện một chuyến du hanh ở các cảng khu vực Đông Nam Á, bao gồm [[Sài Gòn]], [[Singapore]] và [[Batavia]], đã quay trở về Thanh Đảo qua đường Hồng Kông và [[Hạ Môn]] và cập bến vào ngày 01 tháng 3. Tại đây, Chuẩn Đô đốc [[Günther von Krosigk]] đang chờ lệnh để tiếp quản hải đội. Hai tuần sau đó, hải đội được củng cố thêm bởi sự xuất hiện của con tàu chị em của ''Scharnhorst'' là {{SMS|Gneisenau||2}} vào ngày 14 tháng 3.{{sfn|Hildebrand, Röhr & Steinmetz|p=107}} Từ ngày 30 tháng 3 - 12 tháng 5, ''Scharnhorst'' đã thực hiện một chuyến đi trong vùng [[biển Nhật Bản]] với sự có mặt của Krosigk trên tàu. Sau đó, nó đã đi đến khu vực phía bắc của Vùng lãnh thổ thuộc sự bảo hộ của Đức vào đầu tháng 7, cũng vào thời điểm tình hình căng thẳng ở châu Âu trở nên cao độ do [[khủng hoảng Agadir]]. Krosigk cố gắng để giữ cho tình hình yên tĩnh trong khu vực Đông Á và ông đã thực hiện một chuyến đi cùng Kỳ hạm của mình đến các bến cảng trong vùng [[biển Hoàng Hải]]. Ngày 15 tháng 9, chiếc tàu tuần dương đã quay trở lại tại Thanh Đảo.{{sfn|Hildebrand, Röhr & Steinmetz|p=108}}
 
Sau khi đến Thanh Đảo, ''Scharnhorst'' đi vào cảng để thực hiện sửa chữa hàng năm của mình; Krosigk tạm thời chuyển cờ hiệu của mình lên chiếc ''Gneisenau''. Vào ngày 10 tháng 10, cuộc [[Cách mạng Tân Hợi]] chống lại nhà Thanh nổ ra, trong đó gây ra rất nhiều căng thẳng với người châu Âu, gợi nhớ đến các cuộc tấn công vào người nước ngoài trong [[Phong trào Nghĩa Hòa Đoàn]] những năm 1900-1901. Phần còn lại của Hải đội Đông Á đã được đặt trong tình trạng báo động để bảo vệ quyền lợi của người Đức và binh lính bổ sung đã được gửi để bảo vệ lãnh sự quán Đức. Nhưng các cuộc tấn công đáng sợ của người châu Âu đã không xảy ra và do đó, sự hiện diện của Hải đội Á Đông là không cần thiết. Đến cuối tháng 11, ''Scharnhorst'' đã trở lại phục vụ và Krosigk đã quay trở về tàu. Nó thực hiện một chuyến đi tới Thượng Hải ghé qua [[Thiên Tân]] và [[Yên Đài]] và đã cập bến vào ngày 12 tháng 12. Từ ngày 14 đến ngày 24 tháng 1 năm 1912, ''Scharnhorst'' đã thực hiện các chuyến đi tới các cảng bờ biển [[Hoa Đông]] và trở về Thanh Đảo vào ngày 09 tháng 3, nơi mà phần còn lại của hải đội được lắp ráp.{{sfn|Hildebrand, Röhr & Steinmetz|pp=108–109}} Vào ngày 13 tháng 3, con tàu đã thực hiện một hành trình kéo dài cả tháng đến vùng biển Nhật Bản, trở về Thanh Đảo vào ngày 13 tháng 3. Từ ngày 17 tháng 7 - 4 tháng 9, ''Scharnhorst'' đã thực hiện môt chuyến đi đến các cảng của Nhật Bản và trong thời gian này, nó cũng đã ghé thăm [[Vladivostok]] ở Nga và một số cảng trong vùng biển Hoàng Hải.{{sfn|Hildebrand, Röhr & Steinmetz|p=109}}
 
[[File:Vonspee1.JPG|thumb|left|upright|''[[Phó Đô đốc]]'' [[Maximilian von Spee]], người đã chỉ huy ''Scharnhorst'' trong Thế chiến I|alt=Một người đàn ông lớn tuổi trong bộ đồng phục hải quân cài nút tréo nhau]]
 
Ngày 30 tháng 7, [[Thiên hoàng Minh Trị]] băng hà; ''Scharnhorst'' hộ tống chiếc ''Leipzig'', vốn đang chở [[Hoàng tử Heinrich của Phổ (1862-1929)|Hoàng tử Heinrich]], em trai của [[Wilhelm II]], đến dự đám tang của Thiên hoàng Minh Trị và lễ đăng quang của [[Thiên hoàng Đại Chính]]. Các tàu ở lại Nhật Bản từ ngày 5 đến ngày 26 tháng 9. Sau khi trở về Thanh Đảo, Hoàng tử Heinrich tiến hành một cuộc kiểm tra toàn bộ Hải đội Đông Á. Ngày 04 tháng 12, Krosigk bàn giao quyền chỉ huy hải đội cho Chuẩn Đô đốc [[Maximilian von Spee]]. Ngày 27 tháng 12, Spee thực hiện một chuyến đi ở vùng Tây Nam Thái Bình Dương cùng ''Scharnhorst'' và ''Gneisenau'', bao gồm cả các điểm dừng chân ở Hạ Môn, Singapore, và Batavia. Hai tàu tuần dương quay trở về Thanh Đảo vào ngày 2 tháng 3 năm 1913. Từ 1 tháng 4 - 7 tháng 5, Spee đi cùng ''Scharnhorst'' đến Nhật Bản để gặp Thiên hoàng Đại Chính.{{sfn|Hildebrand, Röhr & Steinmetz|p=109}} Bắt đầu từ ngày 22 tháng 6, Spee bắt đầu một chuyến đi tới các thuộc địa Thái Bình Dương của Đức trên Kỳ hạm của mình. Con tàu dừng lại ở [[Mariana|quần đảo Mariana]], [[Quần đảo Admiralty]], [[quần đảo Hermit]], [[Rabaul]] ở [[Neupommern]], và [[Friedrich-Wilhelmshafen]] ở [[Tân Guinea thuộc Đức]].{{sfn|Hildebrand, Röhr & Steinmetz|pp=109–110}}