Khác biệt giữa bản sửa đổi của “SMS Scharnhorst”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
TRMC (thảo luận | đóng góp)
TRMC (thảo luận | đóng góp)
Dòng 94:
''Gneisenau'' gặp gỡ ''Scharnhorst'' tại [[Nagasaki]], [[Nhật Bản]], nơi chúng được tiếp đầy [[than đá|than]]. Hai con tàu lên đường hướng về phía Nam, đi đến [[Chuuk|Truk]] vào đầu [[tháng bảy|tháng 7]]; trên đường đi chúng nhận được tin tức về vụ [[Ám sát Thái tử Ferdinand của Áo|ám sát]] [[Thái tử Franz Ferdinand của Áo]].<ref>{{Harvnb|Hough|1980|p=11–12}}</ref> Ngày [[17 tháng 7]], hải đội đi đến [[Pohnpei|Ponape]] thuộc [[quần đảo Caroline]]. Tại đây, Đô đốc von Spee có thể truy cập được mạng lưới vô tuyến của Đức, nơi ông biết được [[Đế quốc Áo-Hung|Áo-Hung]] đã tuyên chiến với [[Serbia]] và [[Đế quốc Nga|Nga]] tuyên bố tổng động viên. Đến ngày [[31 tháng 7]], tin tức bay đến về việc Đức ra tối hậu thư về hạn định cuối cùng mà Nga phải giải giáp. Von Spee ra lệnh cho các con tàu chuẩn bị chiến tranh.<ref group="Ghi chú">Nguyên văn tiếng Anh: "Strip for War", có nghĩa là vứt bỏ mọi thứ không cần thiết như quần áo lễ phục, bàn ghế, thảm và các vật dụng dễ cháy. Xem Hough, tr. 17.</ref> Ngày [[2 tháng 8]], Hoàng đế [[Wilhelm II của Đức|Wilhelm II]] ra lệnh tổng động viên chống lại [[Pháp]] và Nga.<ref>{{Harvnb|Hough|1980|p=17–18}}</ref>
 
=== Mở màn Chiến tranh Thế giới thứ nhất ===
[[File:East Asia Squadron in Kiaochow Bay.png|thumb|Hải đội Đông Á Đức ở Thanh Đảo; ''Scharnhorst'' và ''Gneisenau'' nằm ở giữa|alt=Một nhóm tàu có kích cỡ khác nhau đang thả neo ở cảng]]
[[Tập tin:SMS Scharnhorst (1).jpg|nhỏ|SMS ''Scharnhorst'']]
Khi [[Chiến tranh thế giới thứ nhất|Chiến tranh Thế giới thứ nhất]] bùng nổ, ''Scharnhorst'' là soái hạm của Tư lệnh Hải đội Đông Á Đức Quốc, [[Phó Đô đốc|Phó đô đốc]] [[Maximilian von Spee]], một đơn vị vốn bao gồm ''Scharnhorst'', tàu chị em ''Gneisenau'', các [[tàu tuần dương hạng nhẹ]] ''[[SMS Emden (1908)|Emden]]'', ''[[SMS Nürnberg (1906)|Nürnberg]]'' và ''[[SMS Leipzig|Leipzig]]''.<ref name=H66>{{Harvnb|Halpern|1995|p=66}}</ref> Vào ngày [[6 tháng 8]] năm [[1914]], ''Scharnhorst'', ''Gneisenau'', tàu tiếp liệu ''Titania'' và [[tàu tiếp than]] Nhật Bản ''Fukoku Maru'' vẫn còn ở lại Ponape;<ref name=H71>{{Harvnb|Halpern|1995|p=71}}</ref> von Spee ra lệnh triệu hồi các tàu tuần dương hạng nhẹ vốn đang phân tán trên nhiều chuyến đi khác nhau khắp [[Thái Bình Dương]].<ref>{{Harvnb|Hough|1980|p=1–2}}</ref> ''Nürnberg'' gia nhập với von Spee cuối ngày hôm đó;<ref name=H71/> ông quyết định nơi tốt nhất để tập trung lực lượng dưới quyền là ở [[đảo Pagan]] về phía Bắc [[quần đảo Mariana]], một lãnh thổ vẫn dưới quyền kiểm soát của Đức tại trung tâm Thái Bình Dương.
 
Mọi tàu tiếp than, tàu tiếp liệu và tàu biển chở hành khách đang có đều được lệnh đi đến gặp gỡ Hải đội Đông Á tại đây.<ref>{{Harvnb|Hough|1980|p=3–4}}</ref> Ngày [[11 tháng 8]], von Spee đi đến Pagan, nơi ông được tháp tùng bởi ''Emden'', chiếc [[tàu buôn tuần dương vũ trang]] ''[[SS Prinz Eitel Friedrich (1904)|Prinz Eitel Friedrich]]'' cùng nhiều tàu tiếp liệu.<ref>{{Harvnb|Hough|1980|p=5}}</ref> ''Scharnhorst'' và ''Gneisenau'' hội quân cùng với ''Emden'' và ''Nürnberg'', bốn con tàu bắt đầu rời khu vực trung tâm Thái Bình Dương hướng về phía [[Chile]]. Ngày [[13 tháng 8]], hạm trưởng của ''Emden'', [[Thiếu tướng Hải quân]] [[Karl von Müller]], thuyết phục von Spee cho tách con tàu của mình ra làm nhiệm vụ cướp phá tàu buôn.<ref>{{Harvnb|Herwig|1998|p=155–156}}</ref> Ngày [[14 tháng 8]], Hải đội Đông Á lên đường từ Pagan hướng đến [[đảo san hô Enewetak]] thuộc [[quần đảo Marshall]], do ''Scharnhorst'' dẫn đầu.<ref>{{Harvnb|Hough|1980|p=23}}</ref> Các con tàu được tiếp đầy than khi đến nơi vào ngày [[20 tháng 8]].<ref>{{Harvnb|Hough|1980|p=33}}</ref>
 
[[File:Escadre allemande d'Extrême-Orient 1914 1915-de.svg|300px|thumb|left|Bản đồ mô tả đường đi của Hải đội Đông Á]]
 
Để giúp cho Bộ chỉ huy tối cao Đức được thông tin đầy đủ, von Spee cho tách ''Nürnberg'' ra vào ngày [[8 tháng 9]] đi đến [[Honolulu]] gửi thông tin thông qua các nước trung lập. ''Nürnberg'' mang lại thông tin về việc lực lượng Đồng Minh đã xâm chiếm thuộc địa [[Samoa]] của Đức. ''Scharnhorst'' và ''Gneisenau'' đi đến [[Apia]] để khảo sát tình hình, nhưng không tìm thấy mục tiêu thích hợp.<ref>{{Harvnb|Strachan|2001|p=471}}</ref> Trong [[trận Papeete]] vào ngày [[22 tháng 9]], ''Scharnhorst'' cùng với phần còn lại của Hải đội Đông Á đã bắn phá phần thuộc địa của Pháp này. Trong trận bắn phá, [[tàu pháo|pháo hạm]] Pháp cũ ''[[Zélée (pháo hạm Pháp)|Zélée]]'' bị hỏa lực từ các con tàu Đức đánh chìm.<ref>{{Harvnb|Strachan|2001|p=472}}</ref> Tuy nhiên, ý định của von Spee muốn chiếm lấy số dự trữ than tại đây bị ngăn trở do ông e ngại lối vào cảng bị cài [[thủy lôi|mìn]].<ref>{{Harvnb|Halpern|1995|p=89}}</ref>