Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Lạc lối ở Tokyo”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Phuccc (thảo luận | đóng góp)
Không có tóm lược sửa đổi
Cheers!-bot (thảo luận | đóng góp)
n clean up, replaced: {{reflist → {{tham khảo using AWB
Dòng 22:
'''''Lạc lối ở Tokyo''''' (tiếng Anh: '''''Lost in Translation''''') là một bộ phim hài-chính kịch Mỹ do [[Sofia Coppola]] viết kịch bản và đạo diễn, được sản xuất vào năm 2003. Nó là bộ phim điện ảnh thứ 2 của cô, sau [[The Virgin Suicides]] (1999). Bộ phim có sự tham gia của các diễn viên [[Bill Murray]]. [[Scarlett Johansson]], [[Giovanni Ribisi]]. [[Anna Faris]] và Fumihiro Hayashi.
 
Bộ phim xoay quanh câu chuyện giữa một diễn viên hết thời Bob Harris (Murray) và một cô gái vừa tốt nghiệp đại học Charlotte (Johansson), vô tình nảy nở một mối quan hệ sau khi gặp nhau tại một khách sạn ở [[Tokyo]].
 
'''''Lạc lối ở Tokyo''''' nhận được nhiều sự hoan nghênh từ phía các nhà phê bình và nhận được 4 đề cử tại [[Giải Oscar lần thứ 76]], trong đó có [[Giải Oscar cho phim hay nhất|phim hay nhất]], [[Giải Oscar cho đạo diễn xuất sắc nhất|đạo diễn xuất sắc nhất]] và [[Giải Oscar cho kịch bản gốc xuất sắc nhất|kịch bản gốc xuất sắc nhất]] cho Coppola và [[Giải Oscar cho nam diễn viên chính xuất sắc nhất|nam diễn viên chính xuất sắc nhất]] cho Murray, và cuối cùng Coppola thắng giải ở hạng mục Kịch bản gốc xuất sắc nhất. Ngoài ra, Murray và Johansson còn thắng lần lượt ở hai hạng mục [[Giải BAFTA cho nam diễn viên chính xuất sắc nhất|nam chính xuất sắc nhất]] và [[Giải BAFTA cho nữ diễn viên chính xuất sắc nhất|nữ chính xuất sắc nhất]] tại lễ trao giải [[BAFTA]] năm 2004. Bộ phim còn là một thành công thương mại, với tổng doanh thu $119 triệu, trong khi đó kinh phí sản xuất chỉ là $4 triệu.
Dòng 51:
===Phát triển===
{{Quote box|quote="Tôi nhớ tôi đã có những tuần lễ ở đấy thật vui thích và kì lạ...Tokyo thật dễ làm chúng ta mất phương hướng, ở đó chúng ta có cảm thấy một sự cô đơn và cô lập. Mọi thứ thật điên rồ, các chuyến bay bị hoãn lại như cơm bữa, điều đó thật là một sự tra tấn. Tôi thích cái ý tưởng mà một bên là khủng hoảng tuổi trung niên, một bên là một tuổi 20 tươi tắn kết hợp lại với nhau khi mà bạn giống như "Tôi phải làm gì với cuộc đời đây?"|align=right|width=30em|style=padding:8px|source=—Sofia Coppola, 2003<ref name="Betts">{{cite news|last=Betts |first=Kate |url=http://www.time.com/time/magazine/article/0,9171,1005674-2,00.html |title=Sofia's Choice |publisher=TIME |date=2003-09-15 |accessdate=2012-04-07}}</ref>}}
Coppola nghĩ ra kế hoạch sản xuất bộ phim ''Lạc lối ở Tokyo'' sau nhiều lần du lịch ở Tokyo vào những năm cô 20, chủ yếu dựa vào những gì mà cô đã trải nghiệm ở đó. <ref name="Stern"/><ref name="indiewire">{{cite web|url=http://www.indiewire.com/article/sofia_coppola_talks_about_lost_in_translation_her_love_story_thats_not_nerd |title=Sofia Coppola Talks About "Lost In Translation," Her Love Story That's Not "Nerdy" &#124; Filmmakers, Film Industry, Film Festivals, Awards & Movie Reviews |publisher=Indiewire |date=2011-11-08 |accessdate=2012-04-07}}</ref><ref name=autogenerated5>{{Wayback |date=20110724175933 |url=http://www.lost-in-translation.com/qaPopup.html |title=Lost In Translation<!-- Bot generated title -->}}</ref> Coppola bị thu hút bởi những ánh đèn [[neon]] ở Tokyo, và cô đã mô tả khách sạn Park Hyatt Tokyo, bối cảnh chính của bộ phim, là một trong "những nơi yêu thích nhất trên thế giới"<ref name="indiewire" />. Đặc biệt, cô bị hấp dẫn bởi sự yên tĩnh, thiết kế và "sự pha trộn giữa các nền văn hóa" khi mà trong khách sạn có một quầy [[bar]] kiểu [[New York]] và một nhà hàng [[Pháp]]<ref name="indiewire" />.
 
Coppola bỏ ra 6 tháng để viết kịch bản phim, bắt đầu với những mẩu truyện ngắn và "sự ấn tượng" lên đến cực điểm trong cuốn kịch bản 70 trang<ref>{{cite web|url=http://www.screenwritersutopia.com/modules.php?name=Content&pa=showpage&pid=57 |title=Sofia Coppola on LOST IN TRANSLATION |publisher=Screenwritersutopia.com |date=2004-03-11 |accessdate=2012-04-07}}</ref><ref name="filmmakermagazine">{{cite web|url=http://www.filmmakermagazine.com/issues/fall2003/features/tokyo_story.php |title=Sofia Coppola's Lost in Translation - Filmmaker Magazine - Fall 2003 |publisher=Filmmaker Magazine |accessdate=2012-04-07}}</ref>. Cô muốn tạo ra một câu chuyện mà nó phải "thú vị và lãng mạn hơn một chút" so với tác phẩm trước của cô, ''The Virgin Suicides'', và cô bỏ ra một chút thời gian để chỉnh sửa nó<ref name="Carter" /><ref>{{cite journal|last=Chumo|first=Peter N. II|date=January–February 2004|title=Sofia Coppola|journal=Creative Screenwriting|volume=11|issue=1|pages=58|issn=1084-8665}}</ref>. Coppola đã gọi bộ phim là "lễ tình nhân" cho Tokyo<ref>{{cite journal|last=Calhoun|first=Dave|year=2003|title=Watching Bill Murray Movies|journal=[[Another Magazine]]|issue=5|pages=100|publisher=Dazed Group}}</ref>, mà cô đã phô bày nó theo một cách cực kì ý nghĩa.
 
Coppola vừa viết kịch bản mà vùa nghĩ tới Bill Murray trong đầu cô và nói rằng bộ phim sẽ không thể hoàn thành nếu không có Murray<ref name="Stern"/>. Cô đã nói rằng cô rất muốn làm việc với Murray và cô bị thu hút bởi "vẻ ngoài ngọt ngào và đáng yêu" của ông.<ref name="indiewire" /> Cô bám chặt lấy Murray trong vòng 5 tháng tới 1 năm trời, không ngừng nhắn tin điện thoại và gửi thư cho ông.<ref name="SternBetts" /><ref name="BettsStern" /><ref name="nytimes">{{cite news|last=Hirschberg |first=Lynn |url=http://www.nytimes.com/2003/08/31/magazine/31COPPOLA.html?pagewanted=all |title=The Coppola Smart Mob |publisher=NYTimes.com |date=2003-08-31 |accessdate=2012-04-07}}</ref> Cô còn nhận được sự giúp đỡ từ [[Wes Anderson]], người đã đạo diễn 2 phim do Murray thủ vai, và biên kịch [[Mitch Glazer]], là bạn thân của cô.<ref name="filmmakermagazine" /><ref name="nytimes" /> Tháng 7 năm 2002, Coppola và Bill Murray cuối cùng cũng đã gặp nhau tại một nhà hàng, và ông đồng ý tham gia diễn xuất vào bộ phim vì ông "không muốn làm cô ấy thất vọng".<ref name="nytimes" />
 
Mặc dù đã chấp nhận tham gia, nhưng Murray không hề kí bất kì một bản hợp đồng nào; khi ông cập bến Tokyo, Coppola mô tả đó là "một sự cứu rỗi to lớn".<ref>{{cite web|author=October 07, 2010 |url=http://www.elle.com/Pop-Culture/Cover-Shoots/Our-Own-Private-Hollywood/Our-Own-Private-Hollywood/%28imageIndex%29/23/%28play%29/false#mode=base;slide=23; |title=26 EL1110 WLWIHSofia 001 |publisher=Elle.com |date=2010-10-07 |accessdate=2012-04-07}}</ref> Coppola lần đầu chú ý tới Scarlett Johansson trong bộ phim [[Manny & Lo]], khi mà Coppola đã liên kết cô ấy với một thái độ "giả dối" và "xảo quyệt",<ref name="filmmakermagazine" /><ref name=autogenerated1>[http://movies.about.com/cs/lostintranslation/a/lostsofia_2.htm Interview with Sofia Coppola - Lost in Translation Movie, Page 2<!-- Bot generated title -->]</ref> hình dung Johansson như là một cô gái "kiểu-[[Lauren Bacall]]-thời-trẻ".<ref name="Stern"/> Scarlett, lúc đó chỉ mới 17 tuổi, ngay lập tức chấp nhận vai diễn và Coppola rất vui mừng bởi sự trưởng thành mà cô đã mang đến cho nhân vật Charlotte.<ref name="nytimes" /><ref name=autogenerated1 /> Về việc viết kịch bản, Coppola nói rằng cảm hứng của cô để tạo ra câu chuyện này chính là cuộc tình của [[Humphrey Bogart]] và Lauren Bacall trong phim ''[[The Big Sleep]]'' của đạo diễn Howard Hawks. Bản thân cả hai diễn viên Murray và Johansson đều không trải qua bất kì màn thử vai nào trước khi bộ phim bấm máy.<ref name="Stern"/>
Dòng 75:
 
===Âm nhạc===
Nhạc phim của ''Lạc lối ở Tokyo'', phối bởi [[Brian Reitzell]], phát hành vào ngày 9 tháng 9 năm 2003 bởi [[Emperor Norton Records]]. Nó bao gồm 5 bài hát bởi [[Kevin Shields]], trong đó có 1 bài của ban nhạc anh ấy, [[My Bloody Valentine]]. Trang [[Allmusic]] đánh giá nhạc phim 4/5 sao, nói rằng "Chủ nghĩa lãng mạn ấn tượng của Coppola trong ''Lạc lối ở Tokyo'' cộng với những bản nhạc cũng theo chủ nghĩa của cố ấy đã tạo nên một sự cân bằng, và nó đã đóng một vai trò lớn như những gì Bill Murray và Scarlett Johansson đã làm trong bộ phim".
 
==Tiếp nhận==
Dòng 83:
 
===Đánh giá===
''Lạc lối ở Tokyo'' nhận được sự hoan nghênh rộng rãi từ phía các nhà phê bình, khen ngợi cách đạo diễn của Coppola và màn diễn xuất tuyệt vời của Murray và Johansson. Bộ phim được công nhận "Certified Fresh' từ trang đánh giá [[Rotten Tomatoes]] với 95% nhà phê bình cho phản hồi tích cực, với số điểm trung bình là 8.4/10 trên 222 đánh giá. Phản hồi chung là "sự cân bằng hiệu quả giữa hài hước và tính chất cảm động, Coppola đã tạo nên một câu chuyện mủi lòng và u sầu mà nó đã đáp ứng được bởi màn trình diễn xuất sắc của Bill Murray và Scarlett Johansson".<ref name="rottentomatoes" /> Bộ phim cũng đang nắm giữ số điểm 89/100, dựa vào 44 bài đánh giá trên [[Metacritic]], thang điểm "universal acclaim". Nhà phê bình [[Roger Ebert]] đánh giá bộ phim 4/4 sao và là bộ phim xuất sắc thứ 2 năm 2003, mô tả nó "ngọt ngào và buồn bã trong cùng một lúc cũng như mỉa mai và hài hước", trong đó cũng khen ngợi diễn xuất của hai diễn viên chính là Murray và Johansson.<ref name="ebert">{{cite news | last = Ebert | first = Roger | authorlink= Roger Ebert | title = ''Lost in Translation'' | work = [[Chicago Sun-Times]] | pages = | language = | publisher = | date = September 12, 2003 | url = http://rogerebert.suntimes.com/apps/pbcs.dll/article?AID=/20030912/REVIEWS/309120302/1023 | accessdate = 2009-03-16 }}</ref>. Ngoài ra, Roger còn thêm nó vào "danh sách phim vĩ đại" trên trang web của ông. <ref>{{cite news| url=http://rogerebert.suntimes.com/apps/pbcs.dll/article?AID=/20100804/REVIEWS08/100809996 | work=Chicago Sun-Times | title=Lost in Translation (2003)}}</ref> Bộ phim cũng lọt vào dánhh sách "50 Bộ Phim Hay Nhất Thập Kỉ (2000-2009)" của tạp chí ''Paste Magazine'' và đứng thứ #7.<ref>{{cite web|title=The 50 Best Movies of the Decade (2000-2009)|url=http://www.pastemagazine.com/blogs/lists/2009/11/50-best-movies-of-the-decade-2000-2009.html?p=5|work=[[Paste Magazine]]|accessdate=December 14, 2011|date=November 3, 2009}}</ref>
 
===Giải thưởng===
Dòng 98:
 
==Tham khảo==
{{reflisttham khảo|30em}}
 
==Liên kết ngoài==