Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Công ước Liên Hợp Quốc về Luật biển”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Dòng 26:
Một quốc gia phản ánh nguyên tắc luật bất thành văn quốc tế về quyền một quốc gia để bảo vệ tài nguyên thiên nhiên của mình là [[Hoa Kỳ]], khi năm 1945, Tổng thống [[Harry S. Truman]] đã mở rộng sự kiểm soát quốc gia trên các tài nguyên thiên nhiên ở trong [[thềm lục địa]] của mình. Các quốc gia khác cũng nhanh chóng ganh đua theo Mỹ. Giữa năm 1946 và [[1950]], [[Argentina]], [[Chile]], [[Peru]] và [[Ecuador]] đều nới rộng chủ quyền của mình ra khoảng cách 200 [[hải lý]] nhằm bao quát cả ngư trường trong [[hải lưu Humboldt]] của họ. Các quốc gia khác đã nới rộng vùng lãnh hải đến 12 hải lý.
 
Đến năm 1967, chỉ có 25 quốc gia vẫn sử dụng giới hạn 3 hải lý, 66 quốc gia đã quy định giới hạn lãnh hải 12 hải lý và 8 quốc gia đưa ra giới hạn 200 hải lý. Để xem bảng các tuyên bố hàng hải được Liên Hiệp Quốc biên tập, xem <ref>[http://www.un.org/Depts/los/LEGISLATIONANDTREATIES/PDFFILES/table_summary_of_claims.pdf Table of claims to maritime jurisdiction]</ref>. Theo bảng này, đến ngày 27 tháng 7 năm 2007, chỉ có vài nước sử dụng giới hạn 3 hải lý là [[Jordan]], [[Palau]] và [[Singapore]]. Giới hạn 3 hải lý này cũng được sử dụng ở một số đảo của [[Úc]], một khu vực của [[Belize]], một vài eo biển của [[Nhật Bản]], một vài khu vực của [[Papua New Guinea]], và một vài lãnh thổ phụcphụ thuộc của [[Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland|Anh Quốc]] như [[Anguilla]].
 
==Hội Nghị Liên Hiệp Quốc về Luật Biển lần I==