Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Đế quốc Anh”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
TRMC (thảo luận | đóng góp)
TRMC (thảo luận | đóng góp)
Dòng 161:
[[Tập tin:El Alamein 1942 - British infantry.jpg|thumb|Trong [[Chiến tranh thế giới thứ hai]], [[Tập đoàn quân thứ 8 (Anh)|Tập đoàn quân thứ 8]] gồm các đơn vị đến từ nhiều quốc gia khác nhau trong Đế quốc Anh và Thịnh vượng chung; họ chiến đấu trong các chiến dịch [[Mặt trận Bắc Phi|Bắc Phi]] và [[Chiến dịch Ý (Thế chiến thứ hai)|Ý]].]]
 
Anh tuyên chiến với [[Đức Quốc Xã|Đức]] vào tháng 9 năm 1939, điều này bao gồm cả các [[thuộc địa vương thất]] và Ấn Độ song không tự động liên quan đến các quốc gia tự trị. Úc, Canada, New Zealand, Newfoundland và Nam Phi đều nhanh chóng tuyên chiến với Đức, song [[Quốc gia Tự do Ireland]] lựa chọn duy trì [[Tính trung lập của Ireland|trung lập]] pháp lý trong suốt chiến tranh.<ref>[[#refLloyd1996|Lloyd]], các trang 313–14.</ref>
 
Sau khi [[Trận chiến nước Pháp|Đức chiếm đóng Pháp]] vào năm 1940, Anh và đế quốc của mình cô độc chống lại Đức cho đến khi [[Liên Xô]] tham chiến vào năm 1941. Thủ tướng Anh [[Winston Churchill]] vận động thành công Tổng thống [[Franklin D. Roosevelt]] để Hoa Kỳ [[viện trợ quân sự]], tuy nhiên Roosevelt vẫn chưa sẵn sàng yêu cầu [[Quốc hội Hoa Kỳ|Quốc hội]] đưa quốc gia vào chiến tranh.<ref>[[British Empire#refGilbert2005|Gilbert]], tr. 234.</ref> Trong tháng 8 năm 1941, Churchill và Roosevelt họp và ký kết [[Hiến chương Đại Tây Dương]], trong đó gồm có tuyên bố "quyền của toàn bộ các dân tộc được lựa chọn [[hình thức chính phủ]] mà họ cư trú" cần được tôn trọng. Diễn tả này không rõ ràng về việc nó ám chỉ các quốc gia châu Âu bị Đức xâm chiếm, hay các dân tộc bị các quốc gia châu Âu thuộc địa hóa và sau này được giải thích khác nhau từ người Anh, người Mỹ và các phong trào dân tộc.<ref name="reflloyd316">[[#refLloyd1996|Lloyd]], tr. 316.</ref><ref>[[#refJames|James]], tr. 513.</ref>
 
Trong tháng 12 năm 1941, [[Đế quốc Nhật Bản|Nhật Bản]] phát động tấn công [[Chiến dịch Mã Lai|Malaya]] thuộc Anh, căn cứ hải quân của Hoa Kỳ tại [[Trận Trân Châu Cảng|Trân Châu Cảng]] và [[trận Hồng Kông|Hồng Kông]]. Phản ứng của Churchill trước việc Hoa Kỳ tham chiến là Anh lúc này cầm chắc chiến thắng và tương lai của đế quốc là an toàn,<ref>[[#refGilbert2005|Gilbert]], tr. 244.</ref> tuy nhiên cách thức mà người Anh nhanh chóng đầu hàng Nhật Bản làm tổn hại không thể cứu vãn địa vị và uy tín thế lực đế quốc của Anh.<ref>[[#refLouis2006|Louis]], tr. 337.</ref><ref>[[#refOHBEv4|Brown]], tr. 319.</ref> Tổn hại nhiều nhất trong đó là [[trận Singapore|thất thủ Singapore]], đảo trước đó được ca ngợi là một pháo đài bất khả xâm phạm và là bản tương đương tại phương đông của Gibraltar.<ref>[[#refJames2001|James]], tr. 460.</ref> Nhận thức rằng Anh không thể bảo vệ toàn bộ đế quốc, Úc và New Zealand tiến vào các quan hệ mật thiết hơn với Hoa Kỳ khi xuất hiện đe dọa từ lực lượng Nhật Bản. Kết quả là [[ANZUS|Hiệp ước ANZUS]] 1951 giữa Úc, New Zealand và Hoa Kỳ.<ref name="reflloyd316"/>