Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Đế quốc Anh”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
TRMC (thảo luận | đóng góp)
TRMC (thảo luận | đóng góp)
Dòng 168:
 
== Phi thuộc địa hóa và suy tàn (1945–1997) ==
Mặc dù Anh và đế quốc là bên chiến thắng trong [[Chiến tranh thế giới thứ hai]], song tác động của xung đột là sâu sắc, cả quốc nội và hải ngoại. Phần lớn châu Âu- một lục địa chi phối thế giới trong vài thế kỷ- bị đổ nát và là nơi đóng quân của quân đội Hoa Kỳ và Liên Xô, hai quốc gia này giờ đây giữ cân bằng quyền lực toàn cầu.<ref>[[#refAbernethy2000|Abernethy]], tr. 146.</ref> Sau chiến tranh, Anh phá sản về cơ bản, tình trạng không trả được nợ chỉ được ngăn chặn vào năm 1946 sau dàn xếp một [[Anh vay tiền từ Hoa Kỳ|khoản vay 4,33 tỷ USD từ Hoa Kỳ]],<ref>[[#refOHBEv4|Brown]], tr. 331.</ref> phần trả cuối cùng của nó được hoàn trả vào năm 2006.<ref name=GT-DEX-2006-33>{{chú thích báo|url=http://news.bbc.co.uk/2/hi/uk_news/magazine/4757181.stm|title=What's a little debt between friends?|publisher=BBC News|date=10 May 2006|accessdate=20 November 2008}}</ref> Đương thời, các phong trào chống thực dân nổi lên trong các thuộc địa của các quốc gia châu Âu. Tình thế thêm phức tạp do gia tăng [[Chiến tranh Lạnh]] kình địch giữa Hoa Kỳ và Liên Xô. Trên nguyên tắc, Hoa Kỳ và Liên Xô phản đối chủ nghĩa thực dân châu Âu, song thực tế đối với Hoa Kỳ [[chủ nghĩa chống cộng]] chiếm ưu thế so với [[chủ nghĩa chống đế quốc]] và do đó Hoa Kỳ ủng hộ sự hiện diện tiếp tục của Đế quốc Anh nhằm cản trở sự khuếch trương của cộng sản.<ref>[[#refLevine|Levine]], tr. 193.</ref> Phát biểu "[[Wind of Change (diễn văn)|gió đổi chiều]]" có nghĩa cuối cùng là những ngày của Đế quốc Anh đang được đếm và trên tất cả, Anh chấp thuận một chính sách giải thoát hòa bình với các thuộc địa của mình một khi hiện hữu các chính phủ ổn định, phi cộng sản để chuyển giao quyền lực. Điều này tương phản với các cường quốc châu Âu khác như Pháp và Bồ Đào Nha,<ref>[[#refAbernethy2000|Abernethy]], tr. 148.</ref> là những quốc gia tiến hành các cuộc chiến tranh tốn kém và cuối cùng không thành công để giữ đế quốc của họ được nguyên vẹn. Từ năm 1945 đến năm 1965, số lượng người dưới quyền cai trị của Anh tại bên ngoài bản thân Anh giảm từ 700 triệu xuống năm triệu, ba triệu trong số đó là tại Hồng Kông.<ref>[[#refOHBEv4|Brown]], tr. 330.</ref>
 
=== Giải thoát ban đầu ===
Chính phủ [[Công đảng Anh|Công đảng]] ủng hộ phi thuộc địa hóa đắc cử trong tổng tuyển cử năm 1945 và nằm dưới quyền [[Clement Attlee]], họ hành động nhanh chóng nhằm giải quyết vấn đề cấp thiết nhất mà đế quốc đối diện: [[phong trào độc lập Ấn Độ|Ấn Độ độc lập]].<ref>[[#refLloyd1996|Lloyd]], tr. 322.</ref> Hai chính đảng chủ yếu của Ấn Độ là [[Đảng Quốc Đại Ấn Độ]] và [[Liên minh người Hồi giáo Toàn Ấn|Liên minh người Hồi giáo]] tiến hành vận động về độc lập trong nhiều thập niên, song bất đồng về cách thức thực hiện. Đảng Quốc Đại tán thành một quốc gia Ấn Độ thế tục thống nhất, trong khi Liên minh người Hồi giáo thì lo ngại ưu thế từ người Ấn Độ giáo chiếm đa số, họ yêu cầu một [[quốc gia Hồi giáo]] riêng biệt cho các khu vực mà người Hồi giáo chiếm đa số. Bất ổn dân sự gia tăng và [[Hải quân Hoàng gia Ấn Độ]] có binh biến vào năm 1946 khiến Clement Attlee cam kết độc lập sẽ đến không sau năm 1948. Khi sự khẩn cấp của tình hình và nguy cơ nội chiến trở nên hiển nhiên, Phó vương mới được bổ nhiệm (và cuối cùng) là [[Louis Mountbatten]] vội vàng đẩy nhanh độc lập lên ngày 15 tháng 8 năm 1947.<ref>[[#refSmith1998|Smith]], tr. 67.</ref> Biên giới do người Anh vẽ về đại thể phân chia Ấn Độ thành các khu vực của người Ấn Độ giáo và người Hồi giáo, khiến cho hàng chục triệu người trở thành nhóm thiểu số tại các quốc gia mới là Ấn Độ và [[Pakistan]].<ref>[[#refLloyd1996|Lloyd]], tr. 325.</ref> Hàng triệu người Hồi giáo sau đó đi từ Ấn Độ sang Pakistan và người Ấn Độ giáo đi theo chiều ngược lại và xung đột giữa hai cộng đồng làm thiệt mạng hàng trăm nghìn người. Miến Điện và [[Sri Lanka]] giành được độc lập vào năm 1948. Ấn Độ, Pakistan và [[Sri Lanka]] trở thành các thành viên của Thịnh vượng chung, trong khi Miến Điện lựa chọn không tham gia.<ref>[[#refMcIntyre|McIntyre]], các trang 355–356.</ref>
 
Lãnh thổ ủy thác Palestine của Anh có một đa số người Ả Rập cư trú cạnh một thiểu số Do Thái, người Anh cũng phải đối diện với một vấn đề tương tự như tại Ấn Độ.<ref>[[#refLloyd1996|Lloyd]], tr. 327.</ref> Vấn đề phức tạp do một lượng lớn người tị nạn Do Thái tìm cách để được nhận đến Palestine sau [[Holocaust]], trong khi người Ả Rập phản đối thành lập một quốc gia Do Thái. Nản lòng trước khó khăn của vấn đề, các cuộc tấn công từ các tổ chức bán quân sự Do Thái và gia tăng chi phí duy trì hiện diện quân sự, đến năm 1947 Anh tuyên bố rằng họ sẽ triệt thoái vào năm 1948 và để lại vấn đề cho Liên Hiệp Quốc giải quyết.<ref>[[#refLloyd1996|Lloyd]], tr. 328.</ref> [[Đại Hội đồng Liên Hiệp Quốc]] sau đó bỏ phiếu cho một kế hoạch phân chia Palestine thành một quốc gia Do Thái và một quốc gia Ả Rập.