Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Lâm Đại Ngọc”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
n Đã lùi lại sửa đổi của 118.68.218.150 (Thảo luận) quay về phiên bản cuối của 1.53.47.163
Không có tóm lược sửa đổi
Dòng 137:
Đại Ngọc là cô gái có dung mạo tuyệt sắc, đến nỗi Giả Bảo Ngọc lần đầu gặp nàng đã đòi đập viên Thông Linh bảo ngọc của mình. Khi mới đến phủ Vinh quốc, nàng được miêu tả:
{{quote|''Đôi lông mày điểm màu khói lạt, dường như cau mà lại không cau; đôi con mắt chứa chan tình tứ, dáng như vui mà lại không vui. Má hơi lúm, có vẻ âu sầu; Người hơi mệt trông càng tha thướt. Lệ rớm rưng rưng, hơi ra nhè nhẹ. Vẻ thư nhàn, hoa rọi mặt hồ; dáng đi đứng, liễu nghiêng trước gió. Tim đọ Tỉ Can hơn một khiếu, bệnh so Tây Tử trội vài phân''.}}
Vài lần, Đại Ngọc được tác giả so sánh vẻ đẹp với [[Tây Thi]], như Hồi 27: "''Đình Trích Thúy, Dương Phi đùa bướm trắng; Mộ Mai Hương, Phi Yến khóc hoa tàn''". Hình ảnh đầy thi vị ''Đại Ngọc chôn hoa'' đã trở thành hình ảnh kinh điển trong văn học, khắc họa rõ nét một Đại Ngọc tuyệt mỹ cùng tâm hồn đa sầu đa cảm của nàng.
 
===Tính cách===
Lâm Đại Ngọc là một trong những tính cách thú vị và nổi bật nhất trong [[Hồng lâu mộng|Hồng Lâu Mộng]].
===Tài năng===
Lâm Đại Ngọc là tâm tâm hồn thi phú đích thực. Tài năng của nàng vượt trội hẳn so với đám quần thoa Giả phủ. Nàng vốn thông minh thiên bẩm, lại đọc nhiều học rộng, cầm kì thi họa đều thông hiểu. Trong đó nổi bật nhất là tài ngâm vịnh. Thơ Đại Ngọc tình tứ, đẹp đẽ nhưng luôn ám ảnh một nỗi sầu bi ai oán về thân phận mỏng manh như hoa trôi bèo dạt, khí độ thơ u uất, thấm đẫm nước mắt. Thực chất tất cả thơ văn trong [[Hồng lâu mộng|Hồng Lâu Mộng]] đều là do chính [[Tào Tuyết Cần]] sáng tác.
 
====Các bài thơ ngâm cúc ở Ngẫu Hương tạ====