Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Minh Thần Tông”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Eruruu (thảo luận | đóng góp)
Không có tóm lược sửa đổi
Cheers!-bot (thảo luận | đóng góp)
n clean up, replaced: {{Commonscat → {{thể loại Commons using AWB
Dòng 31:
'''Minh Thần Tông''' ([[chữ Hán]]: 明神宗, [[4 tháng 9]], [[1563]] – [[18 tháng 8]], [[1620]]) hay '''Vạn Lịch Đế''' (萬曆帝), là [[Hoàng đế]] thứ 14 của [[nhà Minh]]. Ông trị vì trong 48 năm, lâu dài nhất trong các vị Hoàng đế nhà Minh và triều đại của ông cũng chứng kiến sự suy tàn dần dần của nhà Minh.
 
Thuở nhỏ khi mới lên ngôi, ông được [[Hiếu Định thái hậu]] và Thái sư [[Trương Cư Chính]] [[nhiếp chính]], tuy nhiên trong thời gian này ông luôn lo sợ bị mẹ phế bỏ để đưa người em trai lên thay mỗi khi phạm lỗi. Sau cái chết của Trương Cư Chính, Vạn Lịch Đế bắt đầu tự mình chấp chính, sức mạnh của đế quốc vẫn tiếp tục phát triển, nhưng sau 18 năm ông bắt đầu chán nản và lao vào cuộc sống trụy lạc xa hoa, hoang dâm vô độ trong 20 năm cuối đời, thậm chí từ chối lên triều để điều hành công việc của đất nước.
 
Lối sống này giống như của ông nội ông, [[Minh Thế Tông]] Gia Tĩnh hoàng đế, người đã từ bỏ trách nhiệm với đất nước để đi luyện đan dược trường sinh. Chính lối sống đó đã hủy hoại hệ thống cai trị của nhà Minh và đặt gánh nặng lên quốc khố và đời sống kinh tế của người dân, khi các cuộc nổi loạn của nông dân bắt đầu diễn ra và dẫn đến sự suy vong của nhà Minh.
Dòng 70:
Thời gian 20 năm cuối đời, Vạn Lịch Đế triệt để xa lánh vai trò của mình trong triều đình, hay trên thực tế là bãi công. Hoàng đế không nghe triều buổi sáng, không xem tấu chương thậm chí không gặp thần tử. Ông cũng không thèm quan tâm đến việc bổ nhiệm nhân sự, việc này dẫn đến các chức vụ cao cấp của triều đình bị thiếu khuyết, ảnh hưởng đến đất nước. Tuy nhiên, Hoàng đế lại đặt sự tập trung vào việc kiến tạo lăng mộ cho bản thân, một lăng mộ nguy nga hùng tráng mà mất thập kỉ mới hoàn thành.
 
Năm [[1614]], sinh mẫu của Vạn Lịch Đế là [[Hiếu Định thái hậu]] Lý thị qua đời, không còn ai ngăn cản, Vạn Lịch Đế thả sức ăn chơi. Ông cho khôi phục những chức quan mà [[Trương Cư Chính]] đã bãi miễn trước đây. Vạn Lịch Đế tiếp tục cho trọng dụng hoạn quan để ăn chơi trác táng, tự vạch ra chế độ sinh hoạt cho riêng mình để tỏ ta uy lực của thiên triều, ai mà can gián đều bị khép tội phải chết. Vạn Lịch mỗi đêm sau buổi dự triều rất mệt mỏi nên đều về cung uống rượu say khướt đến khuya rồi đánh đập các cung nữ. Hoàng đế còn học hút [[thuốc lá]], chơi hoa và chim.
 
Vì suốt ngày chỉ lo ăn chơi xa xỉ và háo sắc nên sức khỏe của Vạn Lịch Đế ngày một suy nhược, suốt ngày chỉ tiêu tiền cho hoang phí, quốc khố ngày càng cạn kiệt. Khởi nghĩa nông dân bắt đầu nổ ra, Vạn Lịch Đế thường cho những lực lượng rất lớn để đánh dẹp những cuộc khởi nghĩa nhỏ. Như vậy hoàng đế đã tự tiêu hao nhân lực của mình.
 
Có vài lý do để giải thích cho việc Vạn Lịch cố tình lãng quên trách nhiệm của mình khi làm Hoàng đế. Một trong số đó là việc bị tấn công về mặt đạo đức dựa trên tư tưởng [[Nho gia]] chính thống của quan lại. Một việc nữa là việc tranh chấp quyền thừa kế ngai vàng. Hoàng đế có sủng phi là Hoàng quý phi Trịnh thị, sinh ra được hoàng tử thứ 3 là [[Chu Thường Tuấn]] (朱常洵). Vạn Lịch Đế rất muốn lập người con này làm [[Hoàng thái tử]], nhưng bị sự phản đối kịch liệt của quan lại những người mang tư tưởng Nho gia và lấy cớ tổ tông đặt ra quy củ lập trưởng không lập thứ.
 
Cuộc tranh chấp giữa hoàng đế và quan lại kéo dài 15 năm, cuối cùng vào năm [[1601]] Vạn Lịch đầu hàng, chấp nhận lập con trưởng [[Chu Thường Lạc]] làm [[Hoàng thái tử]]. Việc Vạn Lịch chán ghét con trưởng nên đối xử hà khắc với con, thậm chí ngay cả cháu nội mình là Chu Do Hiệu ([[Minh Hy Tông]] sau này) khi lớn lên cũng không được học chữ, trở thành Hoàng đế mù chữ đã ảnh hưởng trực tiếp tới sự cai trị của nhà Minh.
 
Tuy không lập được con thứ làm [[Hoàng thái tử]], nhưng sự sủng ái của Vạn Lịch Đế với Chu Thường Tuấn không giảm bớt, ông phong cho con làm Phúc vương, đất phong ở [[Lạc Dương]], [[Hà Nam]]. Chu Thường Tuấn giống như cha mình, suốt ngày chỉ biết ăn chơi và vơ vét của cải nhân dân, đương thời nói rằng nhà Phúc vương còn giàu hơn cả quốc khố Đại Minh. Vì chỉ biết hưởng thụ nên người Phúc vương béo mập, di chuyển khó khăn. Tương truyền lúc [[Mãn Thanh]] nhập quan, Phúc vương vì quá to béo nên không chạy trốn nổi, bị quân Thanh bắt được, quân Thanh liền đem ông ta giết đi rồi lấy mỡ làm dầu đốt đèn, dùng mãi không hết.
Dòng 89:
Năm [[1620]], Vạn Lịch Đế vì hoang dâm vô độ nên đã ngã bệnh và chết ở tuổi 56, ở ngôi 48 năm. Con của Vạn Lịch Đế là Chu Thường Lạc (朱常洛) lên kế vị ngai vàng, tức [[Minh Quang Tông]]. Các con trai của Vạn Lịch, ngoài những người chết non và Minh Quang Tông, những người còn sót lại đều bị quân Thanh giết cùng với người nhà khi [[Mãn Thanh chinh phục Trung Hoa|Mãn Thanh nhập quan]]. Dòng dõi Phúc vương có [[Chu Do Tung]] chạy ra ngoài, lên ngôi hoàng đế nên vẫn giữ được huyết mạch nhà Minh.
 
Ông được tôn [[miếu hiệu]] là [[Thần Tông]] (神宗), [[thụy hiệu]] là '''Phạm Thiên Hợp Đạo Triết Túc Đôn Giản Quang Văn Chương Vũ An Nhân Chí Hiếu Hiển hoàng đế''' (範天合道哲肅敦簡光文章武安仁止孝顯皇帝), gọi tắt là '''Thần Tông Hiển hoàng đế''' (神宗顯皇帝). Ông được an táng ở [[Định Lăng]] trong [[Minh Thập Tam Lăng]].
 
== Nhận xét ==
Dòng 166:
{{sơ khai nhân vật Trung Quốc}}
{{Các chủ đề|Lịch sử|Trung Quốc}}
{{Commonscatthể loại Commons|Wanli Emperor}}
 
[[Thể loại:Vua nhà Minh]]