Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Đàm Luân”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Không có tóm lược sửa đổi
Dòng 11:
Luân lão luyện việc binh, triều đình dựa vào ông để đánh dẹp, nơi nào có chiến sự lập tức được điều đến, ở chức không khi nào đầy năm. Đến nay giặc giã ở phương nam đã định, nhưng nỗi lo vùng biên chưa thôi. Năm [[Long Khánh Đế|Long Khánh]] đầu tiên (1567), cấp sự trung [[Ngô Thì Lai]] xin triệu Luân, Kế Quang luyện binh. Có chiếu chinh Luân về bộ, tiến làm Tả thị lang kiêm Hữu thiêm đô ngự sử, tổng đốc Kế, Liêu, Bảo Định quân vụ. Luân dâng sớ rằng:
 
{{Cquote|''Lính Kế (Trấn) (nay là [[Kế huyện|huyện Kế]]), [[Xương Bình|Xương (Bình]]) không đầy 10 vạn, mà già yếu quá nửa, chia thuộc chư tướng, phân tán trong khoảng 2000 dặm. Địch tụ công, ta phân thủ, nhiều ít mạnh yếu không đồng đều, nên có người gấp xin luyện binh. Nhưng 4 cái khó không vượt qua được, binh rốt cục không thể luyện. ''
 
''Ôi sở trường của địch ở kỵ, nếu không triệu mộ 3 vạn người chuyên cần tập xa chiến, thì không đủ để chế địch. Tính lương tháng của 3 vạn người, hằng năm là 54 vạn, đây là cái khó thứ nhất. Nhuệ khí của binh sĩ Yên, Triệu ở việc biên phòng đã hết, nếu không mộ lính thạo chiến đấu Ngô, Việt 12000 người để dạy các món tạp môn, thì việc ắt không thành. Thần với Kế Quang triệu, họ có thể đến ngay, nhưng nhiều người bàn luận cho rằng không thể. Dùng mà không chuyên, đây là cái khó thứ hai. Quân sự chuộng nghiêm, mà binh sĩ Yên, Triệu vốn kiêu, chợt thấy quân pháp, ắt sợ hãi chấn động lắm. Vả lại nơi này gần kinh sư, lời đồn dễ nảy sinh, khiến cho binh sĩ trung thành và trí tuệ bị lôi kéo mà đình công, nuôi thêm nỗi lo khác, đây là cái khó thứ ba. Binh ta vốn chưa từng gặp địch, đánh mà thắng được, thì đối phương không tâm phục. Nếu có thể lại phá địch, (sẽ khiến kẻ địch) chịu vết thương cả đời, nhưng thói ghen tỵ dễ nảy sinh; muốn tái cất quân, vạ đến trước rồi. Đây là cái khó thứ tư. ''
 
''Kế hoạch ngày nay, xin điều 3 vạn tiêu binh <ref>Đời Minh – Thanh, cứ 3 đinh gọi là 1 标 (tiêu/phiêu). Tiêu binh là lực lượng dân quân tại địa phương, hằng năm đều có đợt thao luyện tập trung</ref> của Kế Trấn, Chân Định <ref>Nay là [[Chính Định]], huyện Chân Định đổi tên là Chính Định từ [[đời Thanh]], nhằm kiêng húy của [[Ung Chính|Ung Chính đế]]</ref>, [[Đại Danh]], [[Tỉnh Hình (huyện)|Tỉnh Hình]] cho đến đốc phủ (tức [[tổng đốc]], [[tuần phủ]]), chia làm 3 doanh, lệnh cho tổng binh, tham (tướng), du (kích) chia ra chỉ huy, rồi thụ cho Kế Quang trách nhiệm làm Tổng lý luyện binh. Xuân thu 2 mùa phòng bị, 3 doanh binh đều dời đến gần biên thùy. (Địch) đến thì ngăn giữ ngoài biên, (địch) vào thì quyết tử trong biên. Hai việc này không hiệu quả, thì thần không dám trốn tội. Nhưng luyện binh không thể sớm tối là xong, này phòng bị mùa thu đã gần, xin nhanh chóng điều 3000 binh Chiết (Giang), để vượt qua lúc cấp bách. 3 năm sau, biên quân đã luyện, sai (họ) về.''|||}}
 
Có chiếu đáp ứng mọi điều trong sớ, còn lệnh cho Luân, Kế Quang bàn bạc việc chia lập 3 doanh. Luân nhân đó nói: “Kế Trấn luyện binh đã 10 năm, nhưng không có hiệu quả, là bởi dùng mà không chuyên, làm mà không đến. Nay nên giao trách nhiệm cho thần Luân, Kế Quang, được phép chuyên quyết, chớ để tuần án, tuần quan ngự sử tham dự vào giữa chừng.” Một khi việc binh bắt đầu, quan viên biên phòng sẽ bị dư luận dẫn dắt, không thể làm việc, nên Luân mới nói trước như vậy! Quả nhiên tuần phủ Lưu Ứng Tiết dị nghị, tuần án ngự sử Lưu Tùy, tuần quan ngự sử Tôn Đại Hựu hặc Luân tự chuyên. Minh Mục Tông nghe theo Trương Cư Chánh, đem hết việc binh ủy thác cho Luân, rồi dụ bọn Ứng Tiết không được cản trở.