Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Lê Sát”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Dòng 64:
 
Lê Sát ghét Tư khấu Lê Nhân Chú nên đã vu cáo để giết đi<ref>Đại Việt thông sử, Nhà xuất bản văn hóa thông tin, 1976, trang 241</ref>
, lại ngờ em của Nhân Chú là Lưu Khắc Phục oán mình, nên xin đoạt quyền hành của Khắc Phục. Lưu khắc Phục bị bãi chức Nam đạo Hành khiển của Lê Khắc Phục, cho làm Phán đại tông chính, cho coi việc hành ngục. Do đó các công thần đều sợ, lại thêm ông dùng hình phạt quá nghiêm khắc tàn bạo<ref>Đại Việt sử ký toàn thư, sách đã dẫn, trang 375</ref>
 
Giám sinh Nguyễn Đức Minh theo gia đình đến trường giám, thấy có lá thư nặc danh dán ở trên tường ngôi chùa bên đường, lá thư viết rằng đại tư đồ Lê Sát và Đô đốc Phạm Vấn cùng lập mưu giết Lưu Nhân Chú. Giám sinh Nguyễn Đức Minh nói bô bô gọi mọi người đến xem rồi xé bỏ, vứt xuống nước. Có người tốt cáo chuyện đó, Lê Sát ngờ rằng giám sinh họ Nguyễn viết, đem tra khảo, y không chịu nhận. Hình quan cho rằng tội trạng không rõ ràng nên Đức Minh chỉ bị đi đày và tịch biên tài sản.<ref>Đại Việt thông sử, Nhà xuất bản văn hóa thông tin, 1976, trang 241</ref>
Dòng 84:
 
Lê Thái Tông lên 14 tuổi,sai người cưỡi voi đấu với sơn dương, sơn dương bị cùng quẫn, lấy sừng húc bừa vào voi, voi sợ chạy, ngã xuống giếng chết. Lê Sát, Lê Ngân, Phan Thiên tước tới can, vua lặng im.<ref>Đại Việt thông sử, Nhà xuất bản văn hóa thông tin, 1976, trang 243</ref>
 
===Cái chết===
Năm 1437, Thái Tông đã lớn và biết xử lý công việc. Tháng 6 năm đó, vua bàn với các cận thần muốn triệu [[Trịnh Khả]] là người từng bị Lê Sát đuổi ra làm quan ở ngoài về kinh giữ chức Đồng tổng quản, cầm cấm binh để kiềm chế bớt quyền hành của ông.