Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Lao động thặng dư”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Không có tóm lược sửa đổi
Không có tóm lược sửa đổi
Dòng 2:
{{unreferenced}}
 
'''''Lao động thặng dư''''' là một khái niệm được sử dụng bởi <ref>[https://vi.wikipedia.org/wiki/Karl_Marx [Karl Marx]] trong bài phê bình [[kinh tế chính trị]] của ông. Nó tồn tại khi mà khối lượng lao động được thực hiện vượt quá khối lượng lao động mà người lao động cần thực hiện để cung cấp đủ điều kiện sinh sống cho chính họ (“lao động cần thiết”). Từ “thặng dư” trong ngữ cảnh này có nghĩa là khối lượng lao động thêm mà người lao động phải làm trong công việc của họ, vượt quá số tiền mà họ có được. Theo [[học thuyết kinh tế của Marx]], lao động thặng dư thường là để chỉ những lao động không được đền bù (trả công). Học thuyết kinh tế của Marx coi lao động thặng dư như là một nguồn quan trọng nhất của những [[lợi nhuận]] tư bản.
== Nguồn gốc của lao động thặng dư ==
Dòng 14:
|}
Sự xuất hiện lịch sử của lao động thặng dư, theo Marx, cũng liên hệ đến sự phát triển của [[trao đổi]] (sự trao đổi kinh tế về hàng hóa và dịch vụ) và liên quan đến sự xuất hiện của sự phân hóa [[giai cấp trong xã hội]]. Một khi một [[sản phẩm thặng dư]] cố định có thể được sản xuất thì câu hỏi về đạo đức chính trị nảy sinh: nó sẽ được chia thế nào, và lợi ích của lao động thặng dư sẽ dành cho ai. Mạnh thì thắng yếu, và những thành phần ưu tú của xã hội có thể nắm quyền kiểm soát lao động thặng dư và sản phẩm thặng dư của những người dân lao động; họ có thể dựa vào lao động của những người khác.
 
Lao động, thứ đủ năng suất để tạo ra lao động thặng dư, trong nền kinh tế tiền tệ, là cơ sở quan trọng cho việc chiếm hữu [[giá trị thặng dư]] từ những lao động đó. Cách mà sự chiếm hữu này chính xác sẽ được thực hiện được quyết định bởi những [[quan hệ sản xuất]] phổ biến và sự cân bằng [[quyền lực]] giữa những tầng lớp trong xã hội.
 
Theo Marx, [[tư bản]] có nguồn gốc từ những hoạt động thương mại – mua để bán – và sự cho thuê dưới nhiều loại hình khác nhau, với mục tiêu là để tích lũy thu nhập (hay giá trị thặng dư) từ giao dịch này. Nhưng, ở thời kỳ đầu, việc này không bao gồm bất kì một [[phương thức sản xuất tư bản]] nào; hơn nữa, những thương gia buôn bán và người cho thuê là những người trung gian giữa những nhà sản xuất phi tư bản. Trong suốt chiều dài vận động của lịch sử, những cách cũ để thu hút lao động thặng dư đã dần dần được thay thế bằng những hình thức thương mại của sự bóc lột.
 
== Lao động thặng dư và chủ nghĩa duy vật lịch sử ==
Dòng 26:
| “Hình thức kinh tế đặc trưng mà trong đó những lao động thặng dư không được trả công được sinh ra bởi những người sản xuất trực tiếp quyết định mối quan hệ giữa kẻ thống trị và kẻ bị trị, bởi vì nó tự phát triển trực tiếp bên ngoài sự sản xuất và lần lượt tác động trở lại ngay chính nó như là một nhân tố quyết định. Mặc dù vậy, ngay sau khi điều này được hình thành, toàn bộ hệ thống của cộng đồng kinh tế, nhân tố mà bản thân nó phát triển không phụ thuộc vào những quan hệ sản xuất và do đó đồng thời cũng không phụ thuộc vào hình thái chính trị đặc trưng của nó. Luôn luôn là nó: mối quan hệ trực tiếp giữa những người sở hữu những điều kiện sản xuất và những người sản xuất trực tiếp – một mối quan hệ một cách tự nhiên luôn luôn giống như một giai đoạn xác định trong sự phát triển của những phương thức lao động và vì vậy cũng giống như một giai đoạn xác định trong sự phát triển của năng suất lao động xã hội của chính nó – điều đã vạch trần bí mật sâu kín nhất, nền tảng được che giấu của toàn bộ cấu trúc xã hội và với nó hình thức chính trị của mối quan hệ giữa chủ quyền và độc lập, nói tóm lại là hình thức đặc trưng tương ứng của nhà nước. Điều này không ngăn chặn nền tảng kinh tế tương đồng – sự tương đồng trong lập trường về những điều kiện chính của nó – vì vô số những điều kiện hoàn cảnh khác nhau do kinh nghiệm và thử nghiệm mà có, môi trường tự nhiên, những mối quan hệ chủng tộc, những ảnh hưởng bên ngoài mang tính lịch sử v.v từ những sự biến đổi vô hạn và sự thay đổi từ từ của bộ mặt, những thứ mà có thể được tìm hiểu chắc chắn chỉ bằng sự phân tích những điều kiện hoàn cảnh được đưa ra theo kinh nghiệm.”
|}
Phát biểu này là nền tảng của [[chủ nghĩa duy vật]] của Marx hơn cả do nó chỉ rõ mâu thuẫn giai cấp trong xã hội nhân dân rút cục thì là về cái gì: một nền kinh tế của thời gian, thứ bắt buộc một số người phải làm phần việc mà tất cả lợi ích từ nó sẽ rơi vào tay của một số người khác, trong khi đó những người khác có thể có thời gian rảnh rỗi, thứ mà trong thực tế phụ thuộc vào nỗ lực làm việc của những người phải làm việc.
 
Trong xã hội hiện đại, lao động hay nghỉ ngơi dường như có thể thường là một lựa chọn, nhưng với phần đông của nhân loại, lao động là chắc chắn là một việc cần thiết, và kết quả là hầu hết mọi người đều liên quan đến lợi ích thực sự mà họ nhận được từ những lao động đó. Họ có thể chấp nhận tỉ lệ bóc lột lao động của họ ở một mức độ nhất định giống như một điều kiện không thể tránh khỏi cho sự tồn tại của họ, nếu họ sống dựa vào tiền công hay lương tháng, nhưng vượt quá những điều đó, họ sẽ ngày càng chống lại nó. Vì vậy, một hệ thống đạo đức riêng hay một quy phạm pháp luật đã phát triển trong xã hội nhân dân và áp đặt giới hạn cho lao động thặng dư, dưới hình thức này hay hình thức khác. Lao động bắt buộc, sự nô lệ, sự ngược đãi thô bạo đối với những người làm công, v.v nói chung sẽ không bao giờ có thể chấp nhận được, mặc dù chúng vẫn còn tiếp diễn; điều kiện làm việc và mức trả công có thể thường xuyên được đưa ra tranh luận trong những phiên tòa về luật pháp.