Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Ramesses III”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Dòng 31:
Ramesses III tuyên bố rằng ông đã chinh phục các dân tộc miền biển này và định cư họ ở miền nam [[Canaan]], mặc dù không có bằng chứng rõ ràng cho điều này; Chắc chắn vị pharaoh đã không thể ngăn cản việc họ dần dần chuyển tới Canaan, và ông đã tuyên bố rằng đó là ý tưởng của ông khi để cho họ cư trú ở vùng lãnh thổ này. Sự hiện diện của họ ở Canaan có thể đã góp phần vào sự hình thành các quốc gia mới trong khu vực này như Philistia sau khi đế chế Ai Cập sụp đổ ở châu Á. Ramesses III cũng phải chiến đấu chống lại các cuộc xâm lược từ những bộ lạc [[Libya]] trong hai chiến dịch lớn ở phía Tây đồng bằng châu thổ của Ai Cập vào năm cai trị thứ 6 và 11 tương ứng.<ref>Nicolas Grimal, A History of Ancient Egypt, Blackwell Books, 1992. p.271</ref>
==Sự hỗn loạn kinh tế==
Hao phí lớn từ những trận chiến liên miên dần làm cạn kiệt quốc khố Ai Cập và góp phần vào sự suy tàn dần dần đế quốc Ai Cập ở châu Á. Mức độ nghiêm trọng của những khó khăn này được nhấn mạnh từ thực tế đó là các cuộc đình công đầu tiên được biết đến trong lịch sử xảy ra vào năm 29 dưới triều đại của Ramesses III, khi khẩu phần thức ăn dành cho những thợ thủ công và những người thợ xây dựng các lăng mộ hoàng gia của Ai Cập ở làng '''Set Maat her imenty Waset''' (bây giờ gọi là [[Deir el Medina]]), không thể được cung cấp đầy đủ.<ref>William F. Edgerton, The Strikes in Ramses III's Twenty-Ninth Year, JNES 10, No. 3 (July 1951), pp. 137-145</ref> Trong giai đoạn này, đã sảy ra hiện tượng khói bụi trong không khí (có thể là do đợt phun trào của [[Hekla 3]]) ngăn cản phần lớn ánh sáng mặt trời chiếu xuống mặt đất và ngăn cản sự phát triển của các cây trồng trong gần hai toàn thập kỷ cho đến năm 1140 TCN. Dẫn đến việc gia tăng đáng kể giá ngũ cốc dưới các triều đại sau này của [[Ramesses VI]]-VII, trong khi giá gia cầm và nô lệ không thay đổi.<ref>Frank J. Yurco, p.456</ref>
==Âm mưu và qua đời==
 
== Chú thích ==