Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Francis Bacon”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Dòng 67:
# Tiếp theo, chúng ta xem xét những bằng chứng tiêu cực, tức là những thứ mà khi vắng mặt hình thái, sự thay đổi về [[chất]] không xảy ra. Trong khi tiến hành các phương pháp này, đièu cốt yếu là tìm ta "những [[bằng chứng thực quyền]]" về mặt thực nghiệm, những ví dụ đặc biệt nổi bậ và tiêu biểu của hiện tượng đang nghiên cứu.
# Cuối cùng, có thể sẽ hiện diện thứ biến hóa kiểu "lúc đậm lúc nhạt", nhiệm vụ của chúng ta lúc này đó là tìm ra lý do của sự biến hóa đó.
 
=====Kinh viện-không cần thiết=====
Cuộc luận chiến của Bacon với chủ nghĩa kinh viện đầy phép tu từ. Ông cho rằng, vì gây hoài nghi dai dẳng, chủ nghĩa này đã mất đi uy tín của mình. Dưới con mắt của Bacon, chủ nghĩa kinh viện hiện lên như kỹ thuật ngôn từ duy trì những lý lẽ lơ lửng bằng những dị biệt giả tạo được rút ra. Sự yếu đuối của triết học Aristotle là quá tin vào sự bền vững và hiển nhiên của chân lý vốn là những kết luận xuất phát từ trực giác. Bacon có thành công lớn khi cho rằng tri thức là thứ được tích lũy, khác hẳn ý kiến của nhà thờ cho rằng tri thức được lưu giữ. Như vậy, ông dần xa quan điểm rằng mọi thứ con người cần biết đã được [[Kinh thánh]] hay Aristotle nói ra hết cả rồi.
=====Huyền bí-cũng không cần thiết=====
Bacon cho rằng, những tường trình cá nhân là không đủ, đặc biệt vì con người dễ bị hấp dẫn bởi những thứ kỳ lạ. Những quan sát củng cố lý thuyết phải lặp đi lặp lại. Ông lên tiếng ủng hộ việc nghiên cứu tự nhiên, đồng thời ủng hộ cả sự hợp tác và làm việc có phương pháp.
 
===[[Chính trị]]===
Bacon muốn tách [[nhà nước]] ra khỏi [[tôn giáo]] như tách [[khoa học]] với tôn giáo với tầm lòng nhiệt tình. Ông ủng hộ chế độ quân chủ mà [[Nhà Tudor]] đang xây dựng và chống lại những ngăn trở mang tính pháp lý của nó. Và, với tâm lý không chuộng tôn giáo lắm, thật không ngạc nhiên khi ông không đủ sức để nhìn thấy sự tồn tại của [[quyền hành thần thánh]] mà [[vua]] [[James I của Anh]] yêu thích.