Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Thảm sát Ba Chúc”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
nKhông có tóm lược sửa đổi
Không có tóm lược sửa đổi
Dòng 22:
=== Tàn sát dân thường ===
[[Tập tin:Vết máu.jpg|nhỏ|phải|250px|Vết máu của dân thường bị quân Khmer Đỏ thảm sát tại chùa Phi Lai, Ba Chúc]]
Từ ngày 30 tháng 4 năm 1977, quân Khmer Đỏ bắt đầu đồng loạt nổ súng tấn công trên toàn biên giới Tây Nam Việt Nam.<ref name="TuoiTre">{{chú thích web|url lưu trữ=http://web.archive.org/web/20090413150455/http://www.tuoitre.com.vn/Tianyon/Index.aspx?ArticleID=310675&ChannelID=89|url=http://www.tuoitre.com.vn/Tianyon/Index.aspx?ArticleID=310675&ChannelID=89|tên bài=Ký ức kinh hoàng về Khơme đỏ|ngày=11 tháng 4 năm 2009|nơi xuất bản=[[Tuổi Trẻ (báo)|Báo ''Tuổi Trẻ'']]|ngày lưu trữ=13 tháng 4 năm 2009|tác giả=Đức Vịnh}}</ref> Chúng nổ súng tấn công 13 ngôi làng tại tám tỉnh biên giới Việt Nam—Campuchia.<ref name="VNS"/> Ngày 18 tháng 4 năm 1978, quân Khmer Đỏ tràn vào xã Ba Chúc, chặn các ngả đường, dồn dân thường vào trường học và chùa chiền.<ref name="Herald"/> Sau đó, chúng thẳng tay tàn sát dã man: thường dân bị chúng bắn, bị cắt họng hoặc bị đánh đập bằng gậy cho tới chết. [[Trẻ em]] bị tung bổng lên không sau đó bị chém bằng [[lưỡi lê]]. [[Phụ nữ]] bị [[hiếp dâm]] và đóng cọc vào cơ quan sinh dục cho tới chết.<ref name="VNS"/> Những người sống sót nhanh chóng trốn vào [[chùa Tam Bửu]] và [[chùa Phi Lai]] ẩn náu, nghĩ rằng ở nơi cửa [[Phật]] thì bọn chúng sẽ tha.<ref name="Herald"/><ref name="TuoiTre"/> Nhiều người chạy lên [[núi Tượng]] để trốn, tuy nhiên sau đó họ cũng bị giết hại.<ref name="VNS"/> Trong số những nạn nhân, có chị Nguyễn Thị Chuột là người có nhan sắc nên quân Khmer Đỏ không giết ngay mà thay nhau cưỡng hiếp chị ngay bên cạnh đống tử thi. Sau khi cưỡng hiếp xong, chúng dùng gậy đâm vào vùng kín, khiến chị chết trong đau đớn.<ref>{{chú thích web| url=http://vtc.vn/nhung-tro-giet-nguoi-man-ro-cua-bon-pol-pot.394.468578.htm|tên bài=Những trò giết người man rợ của bọn Pol Pot|date=6 tháng 1 năm 2014|tác giả=Dương Phạm Ngọc|nhà xuất bản=[[Đài truyền hình VTC]]|ngày truy cập=4 tháng 9 năm 2015}}</ref>
 
Ông Nguyễn Văn Kỉnh, một nhân chứng trong vụ thảm sát, thuật lại: "Nào ngờ vợ tôi cùng bốn đứa con và sáu đứa cháu đều bị giết. Trước khi xả súng, chúng bắt lột hết nữ trang, tài sản. Sau đó lùa từng tốp đem ra bắn chết. Khi tỉnh dậy nhìn xung quanh thấy toàn thi thể. Tôi lặng người khi thấy cảnh đứa cháu ngoại mình ôm vú mẹ bú và bên cạnh là đứa con gái thân yêu nằm bất động trên vũng máu." Tối hôm đó, ông trồi lên trong đống thi thể, bò về núi Tượng chui vào hang đá để nấp. Lúc ấy, "tại đấy không ngớt tiếng rên la thảm thiết của những người bị [[Pol Pot]] hành hạ." Ông kể thêm rằng 79 người trong gia đình, dòng họ ông đã bị giết hại.<ref name="TuoiTre"/> Một nhân chứng khác, bà Hà Thị Nga, kể lại: "Có hai người phụ nữ Trung Quốc cùng ba tên Campuchia da ngăm đen chĩa súng vào gia đình tôi, lùa chúng tôi ra khỏi nhà." Theo lời bà Nga, bà bị đưa đến gần biên giới cùng với cha mẹ, anh em ruột, chồng và sáu người con. Sau đó, cả gia đình bị đánh đập tàn nhẫn bằng dùi và gậy. Đứa con gái nhỏ của bà bị đánh ba lần liên tiếp vào đầu, hét lên "Mẹ! Mẹ!" Bà ngất lịm đi, và khi tỉnh lại, cả gia đình đã chết.<ref name="Herald"/>