Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Khổng Tử”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Derf45 (thảo luận | đóng góp)
Derf45 (thảo luận | đóng góp)
Dòng 29:
 
Ông là người nhân hậu, khiêm nhường, giản dị, chân thành, giàu tình cảm, ôn hòa mà nghiêm túc, uy nghi nhưng không thô bạo, cung kính mà an nhàn<ref>Tứ thư, Nxb Quân đội Nhân dân, Hà Nội, 2003, trang 258</ref>. Ông sống thanh đạm, trọng nghĩa khinh tài. Khổng Tử nói "''Ăn cơm gạo thô, uống nước lã, khi ngủ co cánh tay mà gối đầu, niềm vui cũng ở trong đó rồi. Còn như dùng phuơng pháp không chính đáng để đạt được giàu có và phú quý, ta coi như đám mây trôi vậy''"<ref>Tứ thư, Nxb Quân đội Nhân dân, Hà Nội, 2003, trang 242</ref>. Một người ở xứ Đạt Hạng nói "''Khổng Tử thật là vĩ đại, học rộng nhưng rất tiếc lại chẳng có danh tiếng gì!''". Khổng Tử nghe được liền nói với học trò rằng "''Ta làm cái gì ? Đánh xe ư ? Bắn tiễn ư ? Ta làm nghề đánh xe vậy!<ref>Tứ thư, Nxb Quân đội Nhân dân, Hà Nội, 2003, trang 280</ref>''". Khi Khổng Tử ở nhà dáng dấp rất thoải mái, trên mặt biểu lộ thần thái hết sức hoài vui<ref>Tứ thư, Nxb Quân đội Nhân dân, Hà Nội, 2003, trang 233</ref>. Khi ăn uống ở nhà có tang, Khổng Tử không bao giờ ăn no. Hôm nào Khổng Tử đi phúng viếng đám tang, thì suốt ngày hôm đó không đàn hát nữa.<ref name="Nội 2003">Tứ thư, Nxb Quân đội Nhân dân, Hà Nội, 2003, trang 237</ref> Ông đối xử với các học trò bằng tình thương như cha đối với con còn các học trò kính trọng ông như người cha thứ hai của họ. Trong quan hệ thầy trò, ông gần gũi với họ và hết sức chân thành. Ông từng nói với các học trò "''Các ngươi cứ tưởng ta còn giấu các ngươi điều gì sao ? Ta đâu có giấu điều gì. Ta không có điều gì làm mà không cho các ngươi biết. Ta, Khổng Khâu là con người như vậy.<ref>Tứ thư, Nxb Quân đội Nhân dân, Hà Nội, 2003, trang 247</ref>''". Trong số học trò của mình, Khổng Tử yêu quý nhất [[Nhan Hồi]]. Khổng Tử nói "''Nhan Hồi ư ! Lòng dạ của trò ấy trong ba tháng không lúc nào xa rời đạo nhân. Các trò khác không được như vậy, chỉ là ngẫu nhiên làm việc nhân thôi.<ref>Tứ thư, Nxb Quân đội Nhân dân, Hà Nội, 2003, trang 210</ref>''". Ba việc mà Khổng Tử hết sức thận trọng là trai giới, chiến tranh và bệnh tật<ref>Tứ thư, Nxb Quân đội Nhân dân, Hà Nội, 2003, trang 239</ref>. Khổng Tử thường hay nói về Kinh Thi, Kinh Thư và thực hành Kinh Lễ đều là những lời thanh nhã cả<ref>Tứ thư, Nxb Quân đội Nhân dân, Hà Nội, 2003, trang 243</ref>. Khổng Tử ít khi nói đến lợi, mệnh trời và nhân<ref>Tứ thư, Nxb Quân đội Nhân dân, Hà Nội, 2003, trang 279</ref>, không bao giờ bàn luận những chuyện quái dị, bạo lực, phản loạn, quỷ thần<ref>Tứ thư, Nxb Quân đội Nhân dân, Hà Nội, 2003, trang 245</ref>. Khổng Tử câu cá không bao giờ đánh bằng lưới, khi bắn chim không bao giờ bắn con đã về tổ nghỉ ngơi ấp trứng<ref>Tứ thư, Nxb Quân đội Nhân dân, Hà Nội, 2003, trang 250</ref>. Khổng Tử cùng ngồi hát với người khác, nếu phát hiện ai hát hay thì nhất định mời họ hát lại một lần nữa để mình cùng được hát theo<ref>Tứ thư, Nxb Quân đội Nhân dân, Hà Nội, 2003, trang 254</ref>. Khi nhìn thấy người mặc tang phục, người đội mũ miện mặc lễ phục và người mù, mặc dù họ còn rất trẻ thì Khổng Tử cũng nhất định dừng lại, nếu phải đi qua trước mặt họ thì đi rất nhanh<ref>Tứ thư, Nxb Quân đội Nhân dân, Hà Nội, 2003, trang 287</ref>. Khổng Tử không bao giờ mắc phải bốn sai lầm: không dựa vào ý riêng; không phán đoán khẳng định, áp đặt; không cố chấp; không tự cho mình là đúng cả<ref>Tứ thư, Nxb Quân đội Nhân dân, Hà Nội, 2003, trang 281</ref>. Một lần có người chỉ ra sai lầm của Khổng Tử, ông nói "''Ta thật may mắn, giả dụ có sai lầm thì người ta cũng biết được''"<ref>Tứ thư, Nxb Quân đội Nhân dân, Hà Nội, 2003, trang 253</ref>. Khổng Tử là người am hiểu lễ nhạc. Ông nói "''Khi nhạc sư Chí mới ra làm quan, tấu bản nhạc phổ theo bài thơ Quan Thư, tới khúc cuối cùng, tiếng nhạc dào dạt, nghe vui thích, thuận tai lắm thay!<ref>Tứ thư, Nxb Quân đội Nhân dân, Hà Nội, 2003, trang 274</ref>''". Ông là người thông kim bác cổ nhưng chưa bao giờ tự nhận mình là người hiểu biết nhiều. Khổng Tử nói "''Ta có nhiều hiểu biết ư ? Không ! Ta không hiểu biết nhiều. Có một nông dân hỏi ta một vấn đề mà lúc đầu ta không biết tí nào cả nhưng ta đem hai mặt của vấn đề lật đi lật lại, suy nghĩ tìm hiểu, rồi giải thích tường tận cho người ấy hiểu rõ.<ref>Tứ thư, Nxb Quân đội Nhân dân, Hà Nội, 2003, trang 285</ref>''".
 
Khổng Tử không dùng màu xanh da trời và màu đỏ nâu để viền quần áo, không dùng màu đỏ và màu tím. Mùa nóng, Khổng Tử mặc áo đơn bằng vải mỏng nhất định phải có áo lót ở trong. Mùa lạnh, thì mặc áo da cừu màu đen ở trong, mặc áo dài màu đen ở ngoài; hoặc mặc áo da hươu màu trắng ở trong, thì mặc áo dài màu trắng ở ngoài; còn nếu mặc áo da cáo màu vàng ở trong thì mặc áo dài vàng ở ngoài. Thường ngày áo da mặc ở nhà, may dài hơn lễ phục một ít, ống tay phải ngắn hơn ống tay trái một ít để tiện lợi khi làm việc. Khi ngủ nhất thiết phải mặc áo ngủ dài bằng một nửa người. Áo da cáo da hạc mặc làm việc ở nhà có lông dày và ấm.<ref>Tứ thư, Nxb Quân đội Nhân dân, Hà Nội, 2003, trang 307</ref>
 
Ông sống trong thời kỳ trật tự xã hội đã suy đồi, chư hầu lấn quyền thiên tử, đại thần tiếm đoạt ngôi chư hầu dẫn đến cảnh chém giết nhau hỗn loạn, không còn đạo lý, kỷ cương. Đau lòng trước cảnh này Khổng Tử than: "''Các dân tộc Di Địch lạc hậu ở biên giới còn có vua, không như các dân tộc Hoa Hạ ở Trung Nguyên cứ như thể chẳng có vua gì cả!<ref>Tứ thư, Nxb Quân đội Nhân dân, Hà Nội, 2003, trang 147</ref>''". Ông mong muốn tái lập lại trật tự xã hội, làm cho mọi người trở nên tốt đẹp hơn, đối xử với nhau hòa hảo, thân ái. Một lần Khổng Tử tâm sự với học trò "''Nguyện vọng của ta là muốn cho người già được nuôi dưỡng đầy đủ, bạn bè tin cậy lẫn nhau, trẻ nhỏ được quan tâm chăm sóc.<ref>Tứ thư, Nxb Quân đội Nhân dân, Hà Nội, 2003, trang 202</ref>''".