Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Nho giáo”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Derf45 (thảo luận | đóng góp)
Derf45 (thảo luận | đóng góp)
Dòng 144:
Đối với người có chí hướng làm quan, tiến thân lập nghiệp, Khổng Tử khuyên: "''Phải nghe nhiều, có điều gì nghi ngờ thì phải giữ lại, những điểm nào thấy minh bạch chắc chắn thì nói một cách thận trọng, như vậy sẽ giảm được oán trách. Phải quan sát nhiều, nếu có điều gì nguy hại thì dẹp lại một bên đừng làm; còn những điều gì xét thấy chắc chắn, đảm bảo thì làm một cách thận trọng, như vậy nhất định giảm được nhiều điều hối hận. Nói ít phạm sai lầm, không có ai oán trách; làm không để xảy ra điều gì phải hối hận thì quan tước, bổng lộc đã tự có ở trong đó rồi.<ref>Tứ thư, Nxb Quân đội Nhân dân, Hà Nội, 2003, trang 135</ref>''". Tử Cống hỏi "''Giả dụ có một người đưa lại nhiều điều tốt đẹp cho dân chúng, lại có thể giúp đỡ mọi người có cuộc sống ấm no, người như vậy có thể xem là người có đức nhân không ?''". Khổng Tử nói "''Người như vậy không chỉ là người có đức nhân mà còn là bậc thánh nhân nữa ! Vua Nghiêu, vua Thuấn cũng khó mà làm được như vậy !''"<ref>Tứ thư, Nxb Quân đội Nhân dân, Hà Nội, 2003, trang 229</ref>. Theo Tăng Tử, người quân tử là người có thể ủy thác vị vua còn nhỏ tuổi, có thể giao phó vận mệnh của quốc gia; trong giờ phút nguy hiểm, sống chết gần kề vẫn giữ được khí tiết<ref>Tứ thư, Nxb Quân đội Nhân dân, Hà Nội, 2003, trang 266</ref>. Khổng Tử đánh giá cao người lãnh đạo nghĩ đến lợi ích chung, không tham quyền cố vị, biết rút lui nhường chỗ cho người tài đức hơn mình và xem đó là điều nên làm chứ không phải để lấy danh tiếng. Ông nói "''Thái Bá là con người có đức hết mực. Nhiều lần ông ta đem thiên hạ nhường cho người khác, nhưng không để dân chúng biết mà ca ngợi công đức của mình.''"<ref>Tứ thư, Nxb Quân đội Nhân dân, Hà Nội, 2003, trang 259</ref>. Điều này cho thấy Nho giáo nguyên thủy muốn xây dựng xã hội hài hòa, thiết lập quan hệ tốt đẹp giữa người cai trị và dân chúng, đào tạo ra người lãnh đạo tài đức chứ không phải là công cụ của giai cấp thống trị bảo vệ chế độ chính trị của họ, thậm chí Nho giáo rất gần với tư tưởng về nhà nước dân chủ.
 
Đại thần [[Triệu Phổ]] thời Bắc Tống đã khuyên [[Tống Thái Tổ]]: ''"Chỉ cần đọc nửa bộ [[Luận ngữ]] là có thể cai trị thiên hạ'' (半部 “论语” 治天下). Câu nói ấy phản ánh tác dụng và ảnh hưởng đối với đạo trị quốc của văn hoá Nho gia trong [[lịch sử Trung Quốc]]. Vì thế trong suốt cuộc đời, Tống Thái Tổ luôn thực hành nhân nghĩa thương dân, khoan dung với kẻ thù, là sự trái ngược tích cực với những nhà thốngcai trị khác như [[Tần Thủy Hoàng]], [[Tùy Dạng Đế]]... Tống Thái Tổ cũng cho cải cách khoa cử, tăng cường đãi ngộ cho văn nhân để tuyển dụng người tài vào triều làm quan, tránh tình trạng quan chức bị cha truyền con nối bởi việc lũng đoạn của sĩ tộc. Nhờ vậy, [[Nhà Tống]] do ông đặt nền móng đã kéo dài đến 320 năm.
 
Vua [[Khang Hi]] là một ví dụ tiêu biểu. Dù là [[người Mãn]], ông rất quan tâm tới truyền thống văn hóa cổ của người Hán, đã học qua các sách [[Tứ thư|Tứ Thư]], [[Ngũ kinh|Ngũ Kinh]], [[Sử Ký (định hướng)|Sử ký]], [[Hán thư]], [[Tư trị thông giám]]... Khang Hi xem những tư tưởng cơ bản của Nho giáo như Tam cương ngũ thường, trung hiếu tiết nghĩa là nền tảng trị quốc. Việc áp dụng mạnh tư tưởng đó giúp ông thống nhất quốc gia, khiến mâu thuẫn dân tộc Mãn-Hán tương đối hòa dịu, nhờ thế mà thiết lập được sự thịnh trị dài trên 130 năm của [[nhà Thanh]], được đời sau khen ngợi là ''"Khang Càn thịnh thế"''.