Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Nho giáo”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Derf45 (thảo luận | đóng góp)
Derf45 (thảo luận | đóng góp)
Dòng 197:
Nho giáo là một học thuyết chính trị nhằm tổ chức xã hội đồng thời là một học thuyết đạo đức với lý tưởng đào tạo ra con người kiểu mẫu được gọi là [[quân tử]]. (Khổng Tử dùng từ "quân tử" để chỉ người giàu phẩm chất đạo đức: ''"Quân tử sở tính Nhân nghĩa lễ trí"'', phân biệt với "tiểu nhân" là những người thiếu đạo đức). Để trở thành người quân tử, con người ta trước hết phải "tự đào tạo", phải "tu thân". Tu thân là tự rèn luyện, tu dưỡng đạo đức bản thân. Sau khi tu thân xong, người quân tử phải có bổn phận phải "hành đạo" (Đạo không đơn giản chỉ là đạo lí. Đạo ở đây là con đường để hoàn thiện chính mình, hoà hợp đất trời để trở về bản ngã "bổn thiện").
 
Nho giáo đặc biệt coi trọng con người, coi con người cùng với Trời và Đất là '''“Tam tài”'''. Con người có vai trò tham phối với Trời Đất, góp phần vào sự hóa dục (vạn vật) của Trời Đất (Trung dung). Xã hội được tạo ra từ nhiều cá nhân. Vì vậy từ Khổng Tử, Nho giáo đã coi trọng cõi người, quan hệ giữa người và người, việc tu dưỡng thành người. Nhân tính và [[đạo đức]] là linh thiêng, không có đạo đức thì con người chẳng khác gì cầm thú và các vật vô tri. Đã là người thì phải học, phải tu dưỡng, đặc biệt người cầm quyền phải biết lo giáo hóa, phải làm cho thuần phong mỹ tục trở nên tốt đẹp. Học thuyết chính trị - đạo đức mà trung tâm là tư tưởng nhân nghĩa của Nho giáo, được xây dựng trên cơ sở khuynh hướng nhân bản đó.<ref>{{chú thích web | url = http://khoavanhoc-ngonngu.edu.vn/home/index.php?option=com_content&view=article&id=556:con-ngi-vit-nam-vi-truyn-thng-vn-hoa-nho-giao-hoa&catid=100:vn-hoa-lch-s-trit-hc&Itemid=161 | tiêu đề = Con người Việt Nam với truyền thống văn hóa Nho giáo hóa | author = | ngày = | ngày truy cập = 4 tháng 3 năm 2015 | nơi xuất bản = | ngôn ngữ = }}</ref>
 
Nho giáo xem đạo đức của con người quan trọng hơn tài sản. Chỉ có đạo đức mới có thể làm nên giá trị chân chính của một con người. Khổng Tử nói "''Người quân tử quan tâm đến đạo đức, kẻ tiểu nhân khao khát ruộng vườn nhà cửa. Người quân tử quan tâm đến phép tắc, kẻ tiểu nhân mong cầu ân huệ.''<ref>Tứ thư, Nxb Quân đội Nhân dân, Hà Nội, 2003, trang 170</ref>".