Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Khổng Tử”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Derf45 (thảo luận | đóng góp)
Derf45 (thảo luận | đóng góp)
Dòng 44:
Khổng Tử khi ở quê hương, đứng trước mặt cha anh, bạn bè thì hết sức khiêm tốn, kính cẩn vâng lời, chẳng hề tranh với ai điều gì. Khổng Tử rất ít nói, có lúc tựa như chẳng biết nói năng gì. Nhưng khi ra nơi tông miếu triều đình, giải quyết công việc, Khổng Tử ăn nói rất lưu loát, mạch lạc, chững chạc đâu ra đấy; duy có điều lời lẽ rất cẩn thận, không tùy tiện bao giờ. Ở triều đình, khi nói chuyện với quan đại phu dưới quyền, Khổng Tử rất cương nghị, thẳng thắn; khi nói chuyện với quan đại phu bậc trên luôn luôn giữ thái độ hòa nhã. Khi vua đến Khổng Tử tỏ ra hết sức cung kính rụt rè, trong lòng như có điều gì chưa yên tâm, không thể hiện cử chỉ nào thất lễ. Khi vua triệu đến tiếp khách quý, tiếp chỉ xong, sắc mặt Khổng Tử thay đổi ngay, tỏ ra hết sức nghiêm trang. Trước mặt tân khách, Khổng Tử tỏ ra hết sức chu đáo, cẩn thận, chân bước nhanh hơn. Đứng chào khách, Khổng Tử chắp hai tay cúi đầu chào khách bên trái rồi bên phải, còn quần áo mặc khi tiếp khách thì ngay ngắn, phía sau cũng chỉnh tề như phía trước. Khi dẫn khách vào Khổng Tử lanh lẹ đi trước dẫn đường, hai cánh tay thẳng, tựa hồ như chim duỗi cánh. Khi khách cáo từ ra về, Khổng Tử liền trở vào tâu với vua rằng "''Khách không còn ngoảnh mặt lại nữa''" ý muốn thưa rằng mọi việc tiếp đãi, bàn luận đã hết sức chu đáo. Khi bước vào cửa cung điện nơi vua và đại thần hội họp Khổng Tử hết sức kính cẩn hơi có vẻ lo lắng cảm thấy mình bé nhỏ như không có chỗ dung thân, như chưa xứng đáng với thân phận của mình. Khổng Tử khi đi ngang qua ngai vua thì sắc mặt hơi đổi, chân bước nhanh hơn, nói năng khe khẽ như không đủ lời. Khi vén áo bước lên công đường Khổng Tử cúi mình nín thở. Khi trở ra, xuống một bậc thềm thì sắc mặt thư giãn, trở nên vui vẻ thư thái; xuống đến bậc thềm chót thì rảo bước, đưa hai tay như chim xòe cánh. Khi trở lại chỗ của mình, Khổng Tử lại giữ vẻ cung kính. Khổng Tử lĩnh mệnh vua đi sứ các nước, hai tay cầm thẻ Ngọc Khuê dâng lên vua chư hầu rất cung kính, dường như nâng không nổi vậy. Khổng Tử giơ cao Ngọc Khuê lên như để vái chào, rồi hạ xuống ngang ngực, báo hiệu chuẩn bị dâng lễ; nét mặt tỏ ra kính sợ, chân bước rón rén như phải vịn vào vật gì mới đi nổi. Khi dâng lễ vật của vua sắc mặt Khổng Tử tươi tắn, ôn hòa, trang trọng. Khi dâng lễ của riêng mình thì hết sức thoải mái vui tươi.<ref>Tứ thư, Nxb Quân đội Nhân dân, Hà Nội, 2003, trang 305-306</ref>
 
Năm 68 tuổi, Khổng Tử trở về nước Lỗ, tiếp tục dạy học và bắt tay vào soạn sách. Ông cũng chỉnh lý lại các bản nhạc nước Lỗ khiến cho nhạc nhã và nhạc tụng mỗi loại có vị trí thích đáng của nó<ref>Tứ thư, Nxb Quân đội Nhân dân, Hà Nội, 2003, trang 291</ref>. Có thể nói Khổng Tử là người thầy tư nhân chuyên thu nhận học trò đầu tiên trong lịch sử giáo dục Trung Quốc. Trước thời ông, trường học hoàn toàn là của triều đình và thường chỉ thu nhận con em của gia đình quý tộc. Khổng Tử sáng lập ra trường học tư, thu nhận nhiều đồ đệ bất kể xuất thân sang hèn, đưa giáo dục mở rộng cho bình dân, đem tri thức văn hóa truyền bá cho dân gian, có cống hiến thật to lớn đối với giáo dục thời cổ đại. [[Nhan Uyên]], một học trò của Khổng Tử, ngậm ngùi than rằng "''Đạo của thầy càng ngước trông lên càng thấy cao, càng nỗ lực nghiên cứu càng thấy sâu. Mới chiêm nghiệm thấy ở phía trước, đột nhiên lại hiện phía sau lưng. Thầy khéo léo dẫn dắt dần dần từng bước trước sau giảng cho ta thấu triệt. Thầy dùng đủ loại văn chương, làm cho tri thức của ta thêm phong phú, lại biết dùng lễ tiết để đưa hành vi của ta dần vào khuôn phép, khiến cho mình dù muốn thôi cũng không thôi được, đã đua hết tài lực ra học thế mà vẫn trông thấy đạo của thầy ta như đang đứng sững trước mặt. Ta dẫu muốn theo đến cùng, mà vẫn không tài nào đạt được như yêu cầu của thầy ta.<ref>Tứ thư, Nxb Quân đội Nhân dân, Hà Nội, 2003, trang 288</ref>''". VềTrước giàkhi mất Khổng Tử từng cảm thán "''Chim phượng hoàng không bay đến, sông Hoàng Hà không xuất hiện đồ thư, một đời ta thế là hết.<ref>Tứ thư, Nxb Quân đội Nhân dân, Hà Nội, 2003, trang 286</ref>''". Ông mất tháng 4 năm [[479 TCN]], thọ 73 tuổi.
 
Trong suốt cuộc đời dạy học, viết sách và du thuyết của mình, Khổng Tử luôn tự vấn bản thân "''Im lặng nhớ kỹ những điều đã học được; kiên trì học tập không biết chán, dạy bảo người khác không biết mệt mỏi. Trong ba việc này ta đã làm được việc nào ?''<ref>Tứ thư, Nxb Quân đội Nhân dân, Hà Nội, 2003, trang 231</ref>", "''Ở triều đình thì tôn kính các bậc công khanh; ở nhà thì hiếu để với cha anh; gặp việc tang chẳng dám không có lễ tiết cho chu toàn; rượu chè không đến nỗi quá say mà lèm nhèm. Những việc đó ta đã làm được việc nào chăng ?<ref>Tứ thư, Nxb Quân đội Nhân dân, Hà Nội, 2003, trang 292</ref>''". Ông nói "''Đức hạnh không tu dưỡng, học vấn không giảng giải, nhìn thấy việc nghĩa không làm, tự có điều sai không chịu sửa chữa, những điều này là nỗi lo của ta.''<ref>Tứ thư, Nxb Quân đội Nhân dân, Hà Nội, 2003, trang 232-233</ref>". Phương châm sống của ông là "''Lập chí vì đạo, giữ vững lấy đức, noi theo điều nhân, vui chơi trong lục nghệ''"<ref>Tứ thư, Nxb Quân đội Nhân dân, Hà Nội, 2003, trang 234</ref>. Khổng Tử tự thuật về cuộc đời ông: