Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Lịch sử Bắc Kinh”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
nKhông có tóm lược sửa đổi
Dòng 339:
Năm 1886, [[Từ Hy thái hậu]] hạ lệnh cho xây dựng lại [[Di Hòa Viên]] bằng kinh phí từng dự định dùng cho hải quân.<ref name=QingHistory1/> Sau khi nhà Thanh chiến bại trước Nhật Bản trong [[Chiến tranh Thanh-Nhật]] và buộc phải ký kết [[Hiệp ước Shimonoseki|Điều ước Mã Quan]], [[Khang Hữu Vi]] tập hợp 1.300 sĩ đại phu bên ngoài [[Tuyên Vũ Môn]] để phản đối điều ước và thượng biểu cho [[Quang Tự|Quang Tự Đế]]. Vào tháng 6 năm 1898, Quang Tự Đế chấp thuận các đề xuất của Khang Hữu Vi, [[Lương Khải Siêu]] và các sĩ đại phu khác và cho tiến hành [[Bách Nhật Duy Tân]]. Cuộc cải cách này khiến Từ Hi thái hậu lo sợ, và với sự giúp đỡ của ngoại thích [[Vinh Lộc]] và chỉ huy [[quân Bắc Dương|Bắc Dương quân]] là [[Viên Thế Khải]], Thái hậu tiến hành chính biến. Quang Tự Đế bị bắt giam, Khang Hữu Vi và Lương Khải Siêu phải chạy trốn ra ngoại quốc, còn [[Đàm Tự Đồng]] và [[Mậu Tuất lục quốc tử|ngũ vị quân tử khác]] bị xử trảm thị chúng tại Thái Thị Khẩu bên ngoài Tuyên Vũ Môn. Một di sản của thời gian duy tân ngắn ngủi là việc thành lập [[Đại học Bắc Kinh]] vào năm 1898.
 
Năm 1898, một nhóm [[thiên hi niên chủ nghĩa]] gọi là [[phong trào Nghĩa Hòa Đoàn]] nổi dậy tại [[Sơn Đông]] với mục đích chống lại chủ nghĩa đế quốc Tây phương xâm nhập Trung Quốc.<ref>[[#Li, Dray-Novey & Kong|Li, Dray-Novey & Kong 2007]]: 119–120</ref> Họ tấn công người Tây phương, đặc biệt là những nhà truyền giáo và những người Trung Quốc cải sang Cơ Đốc giáo. Triều đình Thanh thoạt đầu trấn áp Nghĩa Hòa Đoàn song Từ Hy thái hậu cố gắng dùng họ để ngăn chặn ảnh hưởng của ngoại bang và cho phép họ tập trung tại Bắc Kinh. Vào tháng 6 năm 1900, Nghĩa DòaHòa Đoàn cố xông vào khu Đông Giao Dân Hạng, lúc đó là nơi trú ẩn của vài trăm thường dân ngoại quốc và khoảng 3.200 tín hữu Cơ Đốc Trung Hoa. Một đội quân quốc tế [[Liên quân tám nước|gồm tám nước]] cuối cùng [[trận Bắc Kinh (1900)|đánh bại]] Nghĩa Hòa Đoàn và quân Thanh, giải vây cho khu vực các sứ quán. Các đội quân ngoại quốc cướp phá thành Bắc Kinh và chiếm đóng miền Bắc Trung Quốc. Từ Hi thái hậu chạy đến [[Tây An]] và chỉ trở về Bắc Kinh sau khi triều đình Thanh ký kết [[Điều ước Tân Sửu]] mà theo đó Trung Quốc phải trả bồi thường chiến phí 450 triệu [[lạng]] với lãi suất 4 phần trăm. Gánh nặng bồi thường chiến phí khiến triều đình Thanh phải gia tăng thu thuế và khiến quốc lực tiếp tục suy yếu.<ref>Diana Preston, "The Boxer Rising." ''Asian Affairs'' 2000 31(1): 26-36. Issn: 0306-8374 Fulltext: [[Ebsco]]</ref>
 
Sau khởi nghĩa Nghĩa Hòa Đoàn, triều đình Thanh đẩy nhanh tốc độ cải cách và dễ dàng tiếp nhận ảnh hưởng của ngoại quốc. Các kỳ thi khoa cử kéo dài hàng thế kỷ bị bãi bỏ vào năm 1905, thay thế chúng là hệ thống giảng dạy và văn bằng theo kiểu Tây phương. Giáo dục công cộng cho phụ nữ được nhấn mạnh hơn và nhận được sự ủng hộ của cả Từ Hi thái hậu.<ref>Weikun Cheng, "Going Public Through Education: Female Reformers and Girls' Schools in Late Qing Beijing." ''Late Imperial China'' 2000 21(1): 107-144. Issn: 0884-3236 Fulltext: [[Project Muse]]</ref> Đến cuối thời Thanh, các trường nữ sinh tại Bắc Kinh cởi trói yêu cầu đầu vào. Viện Cảnh sát Bắc Kinh được thành lập vào năm 1901 là học viện đào tạo cảnh sát hiện đại đầu tiên tại Trung Quốc, sử dụng các huấn luyện viên người Nhật và trở thành một hình mẫu cho học viện cảnh sát của các thành phố khác. [[Học viện Y Hiệp hòa Bắc Kinh]] được các nhà truyền giáo thành lập vào năm 1906 và được [[quỹ Rockefeller]] tài trợ từ năm 1915, thiết lập tiêu chuẩn cho việc đào tạo y tá.<ref>Kaiyi Chen, "Quality Versus Quantity: the Rockefeller Foundation and Nurses' Training in China." ''Journal of American-East Asian Relations'' 1996 5(1): 77-104. Issn: 1058-3947</ref> Thư viện Đại học Thủ đô tại Bắc Kinh được thành lập vào năm 1898, nó là thư viện đại học hiện đại đầu tiên của Trung Quốc dành để phục vụ cho việc giáo dục giáo dục công lập bậc cao.<ref>Jing Liao, "The Genesis of the Modern Academic Library in China: Western Influences and the Chinese Response." ''Libraries & Culture'' 2004 39(2): 161-174. Issn: 0894-8631 Fulltext: [[Project Muse]]</ref><ref>[http://www.bnu.edu.cn/pub/bei/administrationservices/4250.htm Beijing Normal University Library]</ref> Năm 1911, Chương trình Học giả Bồi hoàn Canh Tý do Hoa Kỳ tài trợ thiết lập American Indemnity College ở Thanh Hoa Viên thuộc tây bắc Bắc Kinh, hoạt động như một trường học dự bị cho các sinh viên có kế hoạch đi lưu học ở ngoại quốc. Năm 1912, trường được đổi tên thành [[Đại học Thanh Hoa]], và cho đến nay vẫn duy trì vị thế là một trong các cơ sở giáo dục bậc cao hàng đầu tại Trung Quốc.