Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Lịch sử Bắc Kinh”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
nKhông có tóm lược sửa đổi
nKhông có tóm lược sửa đổi
Dòng 378:
Vào thập niên 1920, quân Bắc Dương vốn hùng mạnh bị phân chia thành các bè phái và tranh giành quyền kiểm soát chính phủ Quốc dân cũng như thủ đô. Do suy yếu sau [[phong trào Ngũ Tứ]] năm 1919, vào tháng 7 năm 1920, chính phủ của [[Đoàn Kỳ Thụy]] bị [[Trực hệ]] của [[Ngô Bội Phu]] và [[Tào Côn]] đẩy ra khỏi Bắc Kinh trong [[chiến tranh Trực-Hoàn]]. Hai năm sau, Trực hệ phải giao chiến với [[Phụng hệ]] ở [[Mãn Châu]] do [[Trương Tác Lâm]] lãnh đạo trong [[Chiến tranh Trực-Phụng lần thứ nhất]]. Khi hai bên lại giao chiến trong [[Chiến tranh Trực-Phụng lần thứ hai]] vào năm 1924, một sĩ quan của Ngô Bộ Phu là [[Phùng Ngọc Tường]] phát động [[Chính biến Bắc Kinh]]. Vào ngày 23 tháng 10 năm 1924, Phùng Ngọc Tường chiếm được thủ đô, giam cầm đại tổng thống Tào Côn, phục vị nguyên thủ quốc gia cho Đoàn Kỳ Thụy và mời Tôn Trung Sơn đến Bắc Kinh để hòa đàm. Khi đó, Tôn Trung Sơn đang xây dựng một chính phủ Quốc dân tại Quảng Châu với sự trợ giúp của [[Đệ tam Quốc tế]] và sự ủng hộ của [[Đảng Cộng sản Trung Quốc|Trung Quốc Cộng sản đảng]]. Tôn Trung Sơn bị bệnh ung thư khi ông đến Bắc Kinh vào đầu năm 1925 trong nỗ lực cuối cùng của ông nhằm hòa giải đối địch bắc-nam. Ông được hàng trăm tổ chức dân sự chào đón, và kêu gọi xây dựng một chính phủ thống nhất. Tôn Trung Sơn qua đời tại Bắc Kinh vào ngày 12 tháng 3 năm 1925, được an táng tại [[Bích Vân tự]].
 
Trương Tác Lâm và Ngô Bội Phu hợp binh chống lại Phùng Ngọc Tường (là người dựa vào sự ủng hộ của [[Liên Xô]]). Phùng Ngọc Tường có lập trường thân Quốc Dân đảng và Cộng sản đảng, cũng là các lực lượng có ảnh hưởng tại thành phố. Trong thời kỳ này, Bắc Kinh là nơi các hoạt động sinh viên phát triển mạnh. Trong [[Phong trào Ngũ Tạp]] vào năm 1925, có 12.000 sinh viên từ 90 trường học diễu hành qua [[Vương Phủ Tỉnh]] đến Thiên An Môn để ủng hộ những người kháng nghị tại Thượng Hải.<ref name="Strand 182">[[#Strand 1993|Strand 1993]]: 182</ref> Với việc mở các trường học tư như [[Đại học Yên Kinh]] vào năm 1919 và [[Đại học Công giáo Phụ Nhân|Đại học Phụ Nhân]] vào năm 1925, số lượng sinh viên tại Bắc Kinh gia tăng đáng kể vào đầu thập niên 1920.<ref name="Strand 182"/> Các học sinh trung học cũng tham gia vào các hoạt động kháng nghị.<ref name="Strand 182"/> Vào tháng 10, các sinh viên kháng nghị chủ nghĩa đế quốc trong một hội nghị quốc tế về hải quan và thuế quan được tổ chức tại thành phố.<ref name="Strand 192">[[#Strand 1993|Strand 1993]]: 192</ref> Vào tháng 11, [[Lý Đại Chiêu]] tổ chức một cuộc biểu tình gồm sinh viên và công nhân để yêu cầu Đoàn Kỳ Thụy từ chức. Cuộc biểu tình biến thành bạo lực, những người biểu tình đối cháy các tòa soạn báo lớn, và bị giải tán.<ref>Zheng Yuan, "The Capital Revolution: a Case Study of Chinese Student Movements in the 1920s." ''Journal of Asian History'' 2004 38(1): 1-26. Issn: 0021-910x</ref>
 
Mặc dù Quốc Dân đảng dưới sự lãnh đạo của Tôn Trung Sơn liên minh với những người cộng sản trong cuộc đấu tranh với các quân phiệt, song liên mình không tránh khỏi căng thẳng. Vào tháng 11 năm 1925, một nhóm hữu khuynh trong hàng ngũ lãnh đạo Quốc Dân đảng hội đàm tại Tây Sơn và kêu gọi trục xuất những người cộng sản ra khỏi Quốc Dân đảng và cắt đứt các quan hệ với Đệ tam quốc tế, bao gồm cả cố vấn [[Mikhail Borodin]].<ref name="Strand 192"/><ref>[[#Cambridge History Vol 12 Part 1|Cambridge History of China, Vol 12, Part 1]]: 558</ref> Trung ương đảng của Quốc Dân đảng tại Quảng Châu do [[Tưởng Giới Thạch]], Uông Tinh Vệ và [[Hồ Hán Dân]] lãnh đạo phản đối kịch liệt bản tuyên ngôn này, và các thành viên của "nhóm Tây Sơn" bị trục xuất khỏi đảng hoặc bị bãi nhiệm các chức vụ lãnh đạo đảng.<ref>[[#Cambridge History Vol 12 Part 1|Cambridge History of China, Vol 12, Part 1]]: 558-559</ref>