Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Enceladus (vệ tinh)”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Dòng 247:
Từ sau khi tàu Voyager bay qua Enceladus vào những năm đầu thập niên 80, các nhà khoa học đã phỏng đoán rằng vệ tinh này vẫn đang có các hoạt động địa chất do nó có bề mặt trẻ, phản xạ mạnh cũng như vị trí nằm trong vùng lõi của vành đai E.<ref name=Rothery/> Mối quan hệ giữa Enceladus và vành đai E khiến cho người ta tin rằng vật chất như bụi và hơi nước từ trong lòng vệ tinh là nguồn chính tạo ra vành đai. Mặc dù vậy thì những dữ liệu từ 2 tàu Voyager không đủ làm bằng chứng xác đáng để khẳng định những giả thuyết trên.
 
Những dữ liệu được các thiết bị của tàu Cassini thu thập năm 2005 đã cho thấy sự tồn tại của các [[lỗ phun trào nhiệt độ thấp]] (hay còn gọi là ''núi lửa băng'', mặc dù cách gọi này không chính xác). Không giống như [[núi lửa]] trên Trái Đất thường là các miệng núi phun ra [[magma]] là đất đá ở nhiệt độ nóng chảy, ''núi lửa băng'' chỉ là các lỗ (hay khe) phun ra nước và các chất dễ bay hơi khác. Bức hình đầu tiên về một đám bụi các hạt băng thoát ra từ cực nam của Enceladus được chụp bởi dụng cụ chụp ảnh khoa học ISS vào tháng 1 và tháng 2 năm 2005.<ref name=Porco/> Mặc dù vậy để tránh trường hợp các thiết bị có sai lầm, các nhà khoa học đã hoãn lại việc công bố phát hiện. Tiếp đó, ngày 17/2/2005 dữ liệu từ dụng cụ đo [[từ trường]] đã phát hiện thấy các bằng chứng về [[khí quyển]] trên Enceladus, từ đó chứng thực sự tồn tại các hố phun. Cụ thể, máy đo từ trường đã quan sát thấy sự gia tăng năng lượng của các [[sóng cyclotron ion]] gần Enceladus. Các sóng này được tạo thành do sự va đập của các hạt bị [[ion hóa]] và từ trường. Tần số của sóng được sử dụng để xác định cấu tạo của hạt, mà ở đây là hơi nước bị [[ion hóa]].<ref name=Dougherty/> 2 lần đến gần vệ tinh tiếp theo của Cassini, thiết bị đo này đã khẳng định rằng các khí trong khí quyển của Enceladus chủ yếu tập trung ở vùng cực nam. Các nơi khác mật độ khí quyển thấp hơn rất nhiều.<ref name=Dougherty/> '''Máy chụp ảnh quang phổ tia cực tím''' (UVIS) đã khẳng định lại kết quả trên khi Enceladus che khuất [[mặt trời]] khỏi tầm quan sát của Cassini vào các ngày 17/2 và 14/7. Không giống như thiết bị đo từ trường, UVIS không phát hiện thấy khí quyển ở khu vực xích đạo vào lần bay qua tháng 2 nhưng lại phát hiện thấy hơi nước khi quan sát khu vực cực nam vào lần bay qua tháng 7.<ref name=Hansen/><ref>{{vi}}[http://vnexpress.net/GL/Khoa-hoc/2009/06/3BA108FD/ Dấu hiệu của nước trên vệ tinh sao Thổ]</ref>
 
[[Image:Jet Spots in Tiger Stripes PIA10361.jpg|thumb|Hình 17: Bản đồ nhiệt của một vùng các đứt gãy có hoạt động nhiệt. Được chụp sử dụng bước sóng hồng ngoại (12 đến 16 µm) và đè lên trên một bức ảnh chụp bằng ánh sáng thường]]