Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Vụ bê bối Watergate”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Bexiu (thảo luận | đóng góp)
Đã lùi lại sửa đổi 2154266 của Bexiu (Thảo luận) Không bách khoa và không liên quan đến chủ đề
Dòng 8:
 
Nhân vật giấu tên cung cấp thông tin có mật danh "[[Deep Throat]]" đã được công bố danh tính vào [[tháng 5 năm 2005]], đó là một cựu nhân viên FBI, ông [[W. Mark Felt]].
==Nhìn lại Vụ Watergate và vai trò của Báo chí==
 
Eastren
 
Vụ Watergate
 
Đây là một vụ bê bối chính trị trên chính trường Mỹ, từ năm 1972 đến năm 1974, dẫn đến việc Tổng thống Richard Nixon phải từ chức. Vụ việc xảy ra vào thời điểm Chiến tranh Việt Nam, khi chính quyền Nixon đã lạm dụng quyền lực để ngăn cản phong trào phản chiến và lực lượng chính trị đối lập là Đảng Dân chủ.
 
Có thể tóm tắt vụ việc như sau. Sau khi bắt năm “tên trộm” đột nhập văn phòng của Đảng Dân chủ tại Khách sạn Watergate (Washington D.C.) vào ngày 17 tháng 6 năm 1972, Cục Điều tra Liên bang Hoa Kỳ (FBI) lần ra manh mối của chiến dịch do thám này: chính các nhân vật thân cận của Tổng thống Nixon, cùng với Ủy ban vận động bầu cử của ông đã tổ chức vụ đột nhập này nhắm vào đối thủ chính trị là Đảng Dân chủ. Tuy nhiên, các kết quả điều tra của FBI đã bị ỉm đi dưới những âm mưu che đậy của Nhà Trắng cho tới khi hai nhà báo Bob Woodward và Carl Bernstein của tờ Washington Post công bố trên mặt báo. Quốc hội Mỹ bèn lập Ủy ban điều tra. Trước nguy cơ bị Quốc hội phế truất, ngày 9 tháng 8 năm 1974, Tổng thống Nixon tuyên bố từ chức.
 
Nhân vật giấu tên cung cấp thông tin có mật danh “Deep Throat” đã được công bố danh tính vào tháng 5 năm 2005, đó là Phó Giám đốc FBI, ông W. Mark Felt.
 
(nguồn: vi.wikipedia.org/wiki/V%E1%BB%A5_Watergate)
 
Vai trò của Báo chí
 
Chúng ta phải khẳng định vụ Watergate, về bản chất, là sự “đấu đá” giữa các phe đối lập trong xã hội Mỹ (các Đảng phái) và trong chính Chính quyền Mỹ (Nhà Trắng và FBI). Trong từng sự kiện của vụ này, mỗi nhân vật khi hành động đều có mục đích riêng. Tuy nhiên, tất cả đều phải tuân thủ theo pháp luật và bất cứ nhân vật nào vi phạm pháp luật đều phải bị xử lý dù đó có là đương kim Tổng thống.
 
Để điều tra và xử lý khi một người dân bình thường hoặc một quan chức ở mức “không lớn lắm” vi phạm thì cũng không có gì đáng nói. Nhưng ở đây, người vi phạm pháp luật lại là đương kim Tổng thống và cơ quan điều tra (FBI) lại là một cơ quan dưới quyền. Do vậy “các kết quả điều tra của FBI đã bị ỉm đi dưới những âm mưu che đậy của Nhà Trắng“. Nếu ở một đất nước không dân chủ và báo chí không được tự do ngôn luận thì Vụ này coi như “xong”. Vì người dân không dám nói hoặc nói cũng chả ai nghe và báo chí thì chỉ dám đăng các bài thuộc “lề bên phải” vì sợ bị chụp mũ và cũng vì miếng cơm manh áo nên cũng chả dại gì mà giơ đầu chịu báng.
 
Quay lại Nước Mỹ, trong Vụ này, Washington Post đã có công rất lớn trong việc đưa các bí mật ra trước công luận và sau đó đương kim Tổng thống phải từ chức và một số nhân vật ra trước vành móng ngựa và lãnh án. Có ý kiến cho rằng, Washington Post đã trở thành công cụ của các nhân vật đứng đằng sau họ và các nhân vật này đã sử dụng để thực hiện các mục đích chính trị. Cụ thể ở đây, nhân vật đằng sau là: “nhân vật giấu tên cung cấp thông tin có mật danh “Deep Throat” đã được công bố danh tính vào tháng 5 năm 2005, đó là Phó Giám đốc FBI, ông W. Mark Felt” và chắc chắn là đứng đằng sau nhân vật này sẽ còn các thế lực đối lập khác (thế lực đối lập với Tổng thống đương nhiệm hoặc Đảng mà Ông đại diện). Washington Post cũng hiểu điều đó, nhưng có thể họ cũng không quan tâm và vì họ cũng muốn thực hiện mục tiêu của họ là có các bài “giật gân” để tăng số ấn phẩm phát hành và tăng tiếng tăm của tờ báo. Thực sự ở các quốc gia như Mỹ, các “tờ báo” cũng nặng về mục đích kinh doanh (bán nhiều, lời nhiều) chứ không có “bản lĩnh chính trị” và là công cụ tuyên truyền như ở nước ta. Tuy nhiên, khi họ thực hiện các mục tiêu riêng của họ thì vô hình trung, họ góp phần đưa các “bí mật” ra ánh sáng và từ đó góp phần làm trong sạch xã hội và đấu tranh chống tiêu cực. Để làm được điều đó, dĩ nhiên họ phải được tự do báo chí và cũng phải chịu trách nhiệm về sự đúng đắn của các thông tin đưa ra.
 
Ở Việt Nam, tôi cũng không dám có ý kiến về vấn đề tự do báo chí, tôi chỉ đưa ra một sự kiện như sau. Trước đây, tôi cũng không quan tâm lắm đến vấn đề khai thác Bauxite, mặc dù việc khai thác được tiến hành trên chính quê tôi (tỉnh Lâm Đồng). Vào khoảng tháng 6 năm nay, xem ti vi đưa tin về cuộc họp Quốc hội và thấy có nhiếu ý kiến liên quan đến vấn đề khai thác Bauxite, từ đó, tôi bắt đầu quan tâm đến vấn đề này. Tuy nhiên, có một điều lạ là sau đó gần như chả có một tờ báo nào của Việt Nam đưa tin, nếu muốn xem các thông tin liên quan thì phải lên mạng vào trang điện tử của BBC, RFI hoặc Bauxitevietnam. Nếu đọc các tin, bài của Bauxitevietnam thì hầu hết là các tin, bài phản biện về việc khai thác Bauxite ở Tây nguyên. Như vậy, nếu chỉ đọc Bauxitevietnam thì các thông tin đã trở thành thông tin “một chiều” (vì là tiếng nói phản biện như tôn chỉ của họ). Khi tôi viết bài này thì “số lượt truy cập” vào Bauxitevietnam đã là 3.075.541 lần (theo thống kê của Bauxitevietnam), nếu số này là đúng thì đây là một con số đáng quan tâm. Và hiện nay, công việc khai thác Bauxite vẫn đang được triển khai, thiết nghĩ, không hiểu tại sao các cơ quan nhà nước hoặc các tờ báo “chính thống” không “phản biện” lại Bauxitevietnam để cho người dân có được thông tin nhiều chiều. Hay, họ cho rằng đại đa số nhân dân Việt Nam đã “sáng tỏ” và “đồng thuận” về vấn đề khai thác Bauxite. Còn số người đọc và bị “tiêm nhiễm” bởi Bauxitevietnam là quá ít và không đáng để phải đả thông tư tưởng? Hay báo chí “chính thống” (lề phải) không biết phải đưa tin làm sao (phản đối thì không dám mà ủng hộ thì không “đặng”) nên thôi đánh bài im là tốt nhất. Ngoài ra, còn nhiều vấn đề khác mà các tờ báo “chính thống” không đưa tin như vấn đề Biển Đông, Ngư dân, quan hệ láng giềng… mà ở đây tôi không đề cập tới.
 
Trình độ dân trí Việt nam hiện nay cũng đủ để phân biệt đúng sai, hay dở. Thiết nghĩ, thông tin cũng nên mở rộng hơn và nên đưa tin nhiều chiều. Đương nhiên ai đưa tin sai phải chịu trách nhiệm trước pháp luật. Nhà nước cũng không nên quá lo lắng việc người dân bị lung lay do các phần tử xấu xúi giục….
 
Đọc thông tin một chiều của Bauxitevietnam tôi đã bắt đầu cảm thấy chán nên có đôi dòng gửi Ban biên tập Bauxitevietnam và qua đó hy vọng sẽ có thông tin nhiều chiều từ các báo khác.
 
Trận trọng kính chào!
==Đừng lo cho “Lề phải”==
 
V. Quốc Uy
 
Đọc bài Nhìn lại vụ Watergate và vai trò của báo chí của nickname Eastren nào đó tôi không khỏi phân vân (nửa tin nửa ngờ) về chủ đích của người viết khi liên hệ vụ Bauxite Việt Nam với vụ Watergate, và không hiểu tác giả muốn gửi lời tới trang Web Bauxitevietnam (lề trái) hay tới 700 tờ báo lề phải, khuyên rằng nên có những bài “phản biện” lại các bài “phản biện một chiều” trên trang Web Bauxite này, vì “Đọc thông tin một chiều của Bauxitevietnam tôi đã bắt đầu cảm thấy chán”?
 
Đây là sự thành tâm mong muốn, lời góp ý, hay nhắc khéo, bài bác, hay kích thích, dọn đường…?
 
Có thể hiểu bài viết của Eastren theo nhiều cách khác nhau, tuy vậy tôi cứ “bộp chộp” tạm nêu ra hai giả thuyết để cùng mạn đàm:
 
1/ Nếu đề nghị trên để gửi đến Web Bauxitevietnam, thì Web này nên chú ý đến những đoạn sau : “nếu chỉ đọc Bauxitevietnam thì các thông tin đã trở thành thông tin “một chiều” , “Đọc thông tin một chiều của Bauxitevietnam tôi đã bắt đầu cảm thấy chán”, “là công cụ tuyên truyền”, “Washington Post đã trở thành công cụ của các nhân vật đứng đằng sau họ và các nhân vật này đã sử dụng để thực hiện các mục đích chính trị”, “… và cũng phải chịu trách nhiệm về sự đúng đắn của các thông tin”, v.v.
 
Xin trả lời: Bauxitevietnam (BVN) đã nhân danh “tiếng nói phản biện” tức phản biện lại các ý kiến chính thống, thì cứ yên tâm phản biện cho có chất lượng, cho đúng, cho chính xác, có bằng chứng. Không cần mảy may ái ngại rằng mình không công bằng, khi phía “chính biện” người ta đã có lực lượng và điều kiện gấp 1000 lần. “Tình thương” nếu có sẽ là thương ngược, không ai khiến phải thương như thế!
 
2/ Nếu đề nghị trên là hướng về báo chí “lề phải” thì đề nghị ấy hơi bị vô lý vì mấy lẽ sau:
 
- Nếu ông Eastren muốn tìm các ý kiến của “lề phải” chống lại những ý kiến trên Bauxitevietnam thì chẳng phải tìm đâu xa: các kết luận của BCT, chỉ thị của Thủ tướng, phát biểu của đại diện Bộ Công thương, của Chủ tịch Quốc hội…đã đăng đầy trên mấy trăm tờ báo, và cứ tìm trên các trang mạng của phía Trung Quốc nữa. Những ý kiến và văn bản của “lề phải” ấy cũng có mặt một phần hay trọn vẹn ngay trên BVN! Đâu có thiếu?
 
- Còn như cho rằng các ý kiến “lề phải” trên các diễn đàn chính thống khắp cả nước như thế vẫn chưa đủ, cần phê phán trực tiếp từng bài, từng quan điểm của BVN, và thắc mắc rằng “không hiểu tại sao các cơ quan nhà nước hoặc các tờ báo “chính thống” không “phản biện” lại Bauxitevietnam để cho người dân có được thông tin nhiều chiều”; mong muốn rằng “sẽ có thông tin nhiều chiều từ các báo khác”… thì xin thưa rằng mách nước như vậy là “dạy đĩ vén váy”, vì với 700 tờ báo trong nước thì nghề ấy là “nghề của chàng” rồi!
 
Có thể Eastren thành tâm quá mà ngây thơ đó thôi.
 
- Vả lại, muốn hiểu tại sao “lề phải” thường khiêm tốn, không phản biện từng điều cụ thể, thì xin thưa “nếu đủ lý lẽ để làm như thế thì người ta đã làm rồi, không khiến ai phải nhắc! Có hiểu điều này mới cắt nghĩa được cung cách hành xử lưỡng cực của “chính thống”: khi cần tự hào thì luôn nói chắc như bàn thạch, như mọi mặt đều rất bình thường tiến triển, bình yên, chẳng có gì đáng nói cho to chuyện. Nhưng khi cần “phản biện” cho ra “phản biện” thì lập tức xuất hiện những “lực lượng thù địch, mưu toan lật đổ, nổi loạn, rất nguy hiểm”, và phải dùng đến công an và trại giam để “phản biện” họ. Lề phải không khiêm nhường lắm đâu, xin Eastren đừng lo.
 
VQU
18-7-2009==
 
==Các nhân vật liên quan==